dich vu sua nha dep

Đặc Sản Quê Hương Việt Nam

Khám phá nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam

Đặc Sản Ba Miền

Các món ăn ngon nổi tiếng rất đặc trưng của các vùng miền trên quê hương

Âm Thực Và Sức Khỏe

Những công dụng bất ngờ từ các món ăn cho sức khỏe của bạn

Công thức nấu ăn ngon

Cách nấu ăn ngon thật ngon và hấp dẫn để cả nhà cùng thưởng thức

Khám Phá

Khám phá những nét văn hóa trên quê hương Việt Nam

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Cải cay, món ăn bài thuốc

Cải bẹ xanh hay còn gọi là cải cay, không chỉ mang lại hương vị đặc biệt cho món ăn mà còn có tác dụng hữu ích trong chữa bệnh.
cay cay bai thuoc hay
Thanh âm bánh xèo có lẽ đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân Việt. Món ngon đường phố này phổ biến ở miền Trung và miền Tây nhưng thực sự thu hút nhiều thự khách tại Sài Gòn. Dù biến tấu ở mỗi nơi một khác nhưng điểm chung là ăn bánh xèo nơi nào cũng có đĩa rau cải bẹ xanh mướt. Vị cay nồng xông thẳng vào sống mũi ăn kèm miếng bánh giòn rụm và nước chấm chua ngọt là điều đặc biệt cuốn hút của món bánh này. Với những ai yêu món chay có lẽ chẳng xa lạ với món cuốn diếp chay đặc trưng với màu xanh của cải cay. Trong mâm cơm gia đình, cải cay cũng là thành phần quan trọng cho món canh giải nhiệt đầu hè hay món salad rau củ nhiệt đới đầy màu sắc…
cay cay bai thuoc hay
Từ xa xưa, ngành Đông y học đã chứng minh, cải bẹ là bài thuốc thân thiện để chữa các chứng: viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn… Cách đơn giản là tán nhuyễn hạt cải, thêm vào một ít nước cho đến khi thấy sền sệt, lấy đắp vào hầu, băng chặt lại một lúc sẽ thấy hiệu quả và giảm đau họng ngay. Hiện tại, giới mày râu mắc bệnh gout khá cao, để trị bệnh, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý còn được các bác sĩ khuyên dùng nhiều rau xanh. Các bà nội trợ có thể dùng các cách sau: dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước, nhờ vậy sẽ giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh rất hiệu quả.
Ngoài ra, cải bẹ còn chứa hàm lượng vitamin khá cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu. Mỗi ngày dùng 200 – 300g rau cải bẹ trong khẩu phần ăn có thể duy trì được sự tươi trẻ cho làn da.
Cuốn diếp chay
Nguyên liệu:
- Cải bẹ xanh: 12 lá
- Mì căn: 100g
- Chả lụa chay: 150g
- 1 củ cà rốt, 300g bún tươi, 12 cọng bông hẹ, ½ cây hành boa-rô, 3 cây xà lách, 50 đậu phộng rang; nước mắm chay.
- Gia vị: Nước tương, tiêu, hạt nêm chay, đường, ngủ vị hương, dầu ăn, thính gạo, bỗng rượu, mật ong.
Thực hiện:
cay cay bai thuoc hay
- Lá cải xanh rửa sạch, để ráo nước. Mì căn xé sợi nhỏ, ướp với nước tương, tiêu, hạt nêm chay, đường, ngũ vị hương, để thấm 15 phút. Hành boa-rô cắt lấy phần gốc, rửa sạch, băm nhỏ. Làm nóng dầu ăn, cho hành boa-rô vào phi thơm, cho mì căn vào xào đến khi mì căn khô lại, thấm gia vị, tắt bếp.
- Bỗng rượu trộn đều với mật ong, bắc lên bếp sên lại cho ráo. Chả lụa chay xắt sợi. Cà rốt gọt vỏ, xắt sợi, ngâm với nước chanh pha đường cho cà rốt dịu lại. Bông hẹ chần nước sôi cho mềm.
- Trải lá cải xanh ra, để lên 1 lớp rau xà lách, bún, cà rốt, mì căn, chả lụa chay, bỗng rượu thính, cuộn tròn lại, dùng cọng hẹ buộc chặt.
- Dọn cuốn diếp ra dùng liền với nước mắm chay.
Canh cải nấu thịt bằm
Nguyên liệu:
- Cải bẹ xanh: 3 cây
- Thịt nạc dăm bằm nhuyễn: 200g
- Gừng nhỏ: 1 củ
- Hành lá, đường, hạt nêm, muối.
Thực hiện:
cay cay bai thuoc hay
- Thịt nạc dăm bằm nhuyễn với hành, ớt trái, hạt nêm, đường, muối, vo viên.
- Cải bẹ xanh ngâm với nước muối, rửa sạch, thái khúc vừa ăn. Gừng gọt vỏ, thái lát.
- Đun nước sôi, cho thịt viên vào đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn, cho ít gừng thái lát vào tiếp tục đun sôi.
- Nước sôi lại cho cải bẹ xanh vào. Nêm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra bát, rắc vào ít tiêu rồi dùng nóng.
Bánh xèo
Nguyên liệu:
- Bột bánh xèo: 300g bột gạo, 500ml nước lọc, 250ml nước cốt dừa, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột nghệ, 5g hành lá cắt nhỏ, dầu ăn.
- Nhân bánh: 200g tôm đất, làm sạch, 200g thịt ba chỉ xắt mỏng, 200g bạch tuộc xắt miếng, 200g củ sắn, 200g giá, 200g đậu xanh cà vỏ hấp chín, 1 của hành tây, 2 thìa cà phê hạt nêm, dầu ăn.
- Nước mắm chua ngọt.
Thực hiện:
cay cay bai thuoc hay
- Pha bột: Cho bột gạo, muối, bột nghệ vào thố, cho nước lọc, nước cốt dừa, hành lá, dầu ăn trộn đều, để khoảng 30 phút.
- Đổ bánh: Làm nóng dầu ăn, cho hành tây vào xào chín tái. Múc 2 thìa súp bột, láng đều chảo, cho nhân bánh vào đậy nắp khoảng 3-4 phút. Mở nắp ra, dùng xẻng lóc bánh, gấp đôi, để thêm 3 phút cho bánh chín.
- Khi ăn cho củ cải, cà rốt vào nước mắm chua ngọt. Bánh xèo ăn kèm với cải bẹ xanh, rau thơm các loại.
Ảnh: Nguyễn Mận


Theo Nguyễn Mận (Món ngon Việt Nam)

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Cơm thố châu Á - Đậm vị, thơm hương

Ở nhiều nước châu Á, người ta thường dùng thố bằng đá hay gốm nung nóng cho cơm vào trong để tăng thêm phần hấp dẫn và sốt dẻo cho món ăn. Hơn nữa, hạt cơm trắng dẻo ngà ngà vàng được nấu từ nồi đất tạo nên một hương thơm say đắm.
Cơm niêu cá kho tộ - Việt Nam
Là món ăn độc đáo mang hương vị đặc sắc của đồng quê Việt Nam, cơm niêu có mặt trong những cơm trưa vội vàng của người nông dân. Vì thế mà những ngày đầu, cơm niêu đơn sơ với chỉ cơm trắng, ít kho quẹt, nhúm rau luộc là đã đủ đầy. Ngày nay, thực đơn ăn kèm của cơm niêu khá đa dạng với các loại mắm, cá bông lau kho tộ, ếch xào sa tế, thịt kho…
Nguyên liệu:
- Cá lóc: 500g
- Thịt ba chỉ: 100g
- Dừa: 1 quả
- 2 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê nước màu, 2 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê đường, nước mắm
- Gạo thơm, thố đất

Món cá lóc kho tộ
Món cá lóc kho tộ
Thực hiện:
- Gạo ngâm nước khoảng 30 phút, xả sơ, cho vào chừng 6-7 phần thố giúp gạo có không gian để nở.
- Cho nước vào thố vừa ngập mặt gạo chừng 1cm, nếu gạo mới cho khoảng 1/2cm nước, nấu chín.
- Cá lóc đánh vẩy, làm sạch, cắt khúc. Bạn có thể kho cả con hoặc chỉ lấy phần thân để làm món cá kho tộ, còn phần đầu và đuôi dùng nấu canh cá. Thịt ba chỉ cắt miếng mỏng vừa ăn.
- Ướp cá với nước màu và gia vị trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Tỏi bóc vỏ, đập dập.
- Làm nóng nồi đất với dầu ăn, phi thơm tỏi, trút thịt vào đảo đều với lửa to để thịt ra bớt mỡ và hơi xém cạnh thì tắt bếp.
- Xếp từng lát cá vào nồi, rưới phần nước ướp lên. Trút phần nước dừa vào, vặn lửa to, nấu đến khi sôi, vặn lửa nhỏ, tiếp tục đun liu riu tới khi nồi cá gần cạn nước thì nêm nếm lại cho vừa ăn, đun tiếp khoảng 5 phút, tắt bếp.
Unadon – Nhật Bản
Là một trong những món thố đầu tiên của Nhật Bản, Unadon hay còn gọi là Unagi Don ra đời vào thế kỷ thứ XIX tại Tokyo. Món ăn được phục vụ dưới hình thức miếng thịt lươn nướng đặt trong thố đất với cơm trắng bên dưới. Ở Nhật, Unadon nổi tiếng chẳng kém gì sushi hay sashimi. Sự thực là bạn sẽ khó lòng cưỡng lại được sức hấp dẫn trước miếng thịt lươn mềm mại, chín vàng và tươm mỡ óng ánh.
Nguyên liệu:
- Phi lê unagi (lươn Nhật): 1 miếng
- Cơm trắng: 1 thố
- Giấm gạo: 1 thìa súp
- 1 thìa súp rượu sake, muối, tiêu
- Nước xốt: 120ml nước tương, 80ml mirin, 4 thìa súp đường, 2 thìa súp rượu sake.
mon unadon
Món Unadon
Thực hiện:
- Làm nóng lò nướng ở 200 độ C. Phi lê lươn rửa sạch, thấm khô, cắt làm 4 miếng, cho vào khay nướng lót bằng lá nhôm. Rắc lên trên bề mặt của unagi ít muối, tiêu và rượu trắng, cho vào lò nướng trong 6-8 phút đến khi miếng lươn chín vàng.
- Trọn tất cả các thành phần làm nước xốt với nhau, cho vào nồi nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút, khuấy đều để nước xốt sền sệt, sánh lại là được.
- Cho cơm trắng vào thố, rưới 1 thìa súp giấm gạo lên trên bề mặt, sau đó đặt miếng lươn và rưới nước xốt lên trên, dùng nóng.
Cơm trộn – Hàn Quốc
Cũng như món Nhật, ẩm thực Hàn Quốc cũng rất chú trọng đến cách trang trí và sự hài hòa màu sắc của món ăn. Bên cạnh kim chi, cơm trộn thố đá cũng được xem là nét đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực xứ Hàn. Ở Hàn Quốc, cơm trộn được dặt trong thố đá. Và để đảm bảo cơm luôn nóng hổi, người đầu bếp sẽ nung nóng thố đá, sau đó mới cho cơm vào.
Nguyên liệu:
- Cơm: 1 thố
- Thịt bò băm: 100g
- Dưa leo: ½ quả
- Giá sống: 20g
- Nấm đông cô: 20g
- 20g nấm bào ngư, 20g cà rốt, 20g cải bó xôi, 20g rau dương xỉ Hàn Quốc, 1 quả trứng gà, 2 thìa súp tương ớt Hàn Quốc, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp dầu ăn, 1 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê nước tương, 2 thìa cà phê tỏi băm; Muối tiêu.
com tron han quoc
Cơm trộn Hàn Quốc
Thực hiện:
- Dưa leo rửa sạch, xắt khúc 5cm, bỏ hạt, thái sợi nhuyễn. Rửa sạch giá. Cải bó xôi rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Ngâm nở nấm đông cô, thái sợi. Ngâm nở rau dương xỉ, để ráo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi.
- Phi tỏi với dầu ăn, xào riêng từng loại rau củ, nêm tương ớt, hạt nêm, muối, nước, tiêu. Làm nóng chảo bằng 2 thìa súp dầu ăn, phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào chín nhanh trên lửa lớn, để riêng.
- Làm nóng tô, trút cơm vào, xếp từng loại rau và thịt bò xung quanh. Thêm tương ớt ở giữa, đặt trứng gà ốp la lên trên.
Theo Món ngon Việt Nam

Đổi món ngày hè với cơm trộn chay kiểu Hàn

Những ngày hè oi bức như thế này là thời điểm rất thích hợp để bạn thay đổi thực đơn cho cả nhà với món cơm trộn chay kiểu Hàn gồm những loại rau củ thanh nhiệt, nhiều vitamin và chất xơ như nấm, dưa leo, cà rốt v.v...
Cơm trộn là một trong những món ăn phổ biến ở Hàn Quốc. Tùy theo từng vùng miền, khẩu vị và sở thích mà có nhiều cách làm cơm trộn, với các loại nguyên liệu khác nhau. Ngoài cơm trộn thịt và hải sản, còn có cơm trộn chay được làm bằng nhiều loại rau củ quả như cà rốt, củ cải, nấm, dưa leo…

com tron chay kieu han

Món cơm trộn chay Hàn Quốc
Nguyên liệu:
 - Rau dương xỉ Hàn Quốc, (nếu không có rau dương xỉ Hàn Quốc thì có thể thay thế bằng các loại nấm hoặc rau khác theo sở thích của bạn)
- 1/2 củ cải Hàn Quốc, hoặc 1 củ cà rốt xắt sợi
- 1 muỗng canh nước mắm ngon
- 1 muỗng cà phê tỏi băm nhỏ
- 1 muỗng canh hành lá xắt nhỏ
- 1 chén nhỏ giá đỗ
- 1 trái bí ngòi
- 1 một trái dưa leo
- 8 đến 10 cái nấm Đông cô ( ngâm trong nước 2-3 giờ)
- 1 chén cơm gạo trắng dẻo
- Một ít muối, đường, hạt mè rang, dầu mè, bột tôm, ớt bột và tương ớt Hàn Quốc.
com tron chay kieu han
com tron chay kieu han
Cách làm: 

com tron chay kieu han

Bước 1: Củ cải hoặc cà rốt bào vỏ xắt mỏng, cho vào tô và thêm vào 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường rồi trộn lên. Khoảng 10 phút sau rửa sạch, để ráo nước.
com tron chay kieu han
Bước 2: Cho 1 muỗng canh nước mắm, một ít tỏi, ớt bột, hạt mè, hành xắt nhỏ vào trộn đều.
com tron chay kieu han
Bước 3: Chần giá trong nước sôi 3 phút, để ráo, trộn với ít muối, dầu mè, hạt mè, tỏi và bột tôm.
com tron chay kieu han
Bước 4: Chẻ đôi dưa leo theo chiều dọc, xắt mỏng. Cho một 1 muỗng cà phê muối vào trộn lên, 10 phút sau rửa sạch để ráo. Đun nóng dầu cho dưa vào xào, thêm ít muối, hạt mè. Sau khoảng 1 - 2 phút tắt lửa để nguội.
Bước 5: Cắt bí ngòi thành khoanh khoảng 3cm. Dùng dao tách phần vỏ bí ra và xắt phần vỏ bí thành những sợi nhỏ. Thêm gia vị vào xào sợi bí ngòi vừa cắt như xào dưa leo.
com tron chay kieu han
Bước 6: Ngâm nấm Đông cô trong 2 - 3 giờ, cắt bỏ gốc, vắt ráo nước rồi xắt sợi mỏng. Xào và thêm gia vị như xào dưa leo, cho thêm ít hành lá đã xắt nhỏ.
com tron chay kieu han
Bước 7: Dương xỉ đã ngâm mềm để ráo, cắt khúc, bỏ phần gốc đi, cho vào chén, thêm ít tỏi, dầu mè trộn đều. Sau đó xào phần dương xỉ với chút hành lá băm nhỏ.
com tron chay kieu han
Bước 8: Cho cơm vào giữa âu trộn, thêm các loại rau vừa chế biến thành từng nhúm nhỏ đẹp mắt và trang trí món ăn tùy theo sở thích của bạn.
com tron chay kieu han
Khi ăn cơm trộn, bạn nên dùng đũa vì sẽ giúp trộn đều các loại rau hơn so với muỗng, và chỉ có như vậy bạn mới thưởng thức được trọn vẹn vị ngon của món ăn.

com tron chay kieu han

Món cơm này sẽ ngon hơn nếu bạn dùng kèm với các loại kim chi Hàn Quốc như kim chi cải thảo, kim chi dưa leo, củ cải ... cùng trứng chiên, khô cá cơm, canh giá hay canh rong biển.
Zing.vn

Mướp hấp tôm thanh ngon cho bữa tối

Bạn thử trổ tài làm món mướp hấp tôm thơm ngon, lạ miệng đãi cả nhà nhé!

Nguyên liệu: 

- 8 con tôm càng loại nhỏ. Bạn có thể dùng tôm sú cũng được nhé!
- 1 quả mướp (cỡ 300g). Chọn quả thuôn dài, không bị cong queo để dễ cắt khúc, món ăn trông cũng sẽ đẹp mắt hơn khi thành phẩm. Nếu chọn được mướp hương thì món ăn cũng sẽ thơm hơn đấy!
- 1 quả trứng
- Gia vị: Muối, xì dầu, mù tạt

Các bước thực hiện: 
muop hap tom thanh ngon
Món mướp hấp tôm

- Giữ chặt tôm, kéo bỏ chân và phần đầu ở phía trên của chân. Bỏ chân và đầu tôm. Xẻ một đường cạn ở giữa phần lưng cong của tôm. Lật phần lưng tôm lại, dùng que xiên nhỏ nhọn xiên vào phần dây tĩnh mạch nổi lên ở lưng tôm và kéo về phía bạn.

- Làm sạch từng con tôm dưới vòi nước chảy bằng bàn chải đánh răng cũ.
- Đặt nồi lên bếp, thêm lượng nước vừa phải cùng với một chút muối, thả tôm vào luộc sơ rồi đem vớt ra, để riêng.

- Trứng đập ra bát, đánh tan với một chút xíu muối. Lọc trứng qua rây để có được một hỗn hợp trứng thật mịn.

- Mướp nạo sạch vỏ, sau đó rửa dưới vòi nước cho sạch. Xắt mướp thành những khúc dài khoảng 6–7cm.
- Dùng thìa nhỏ, mỏng để múc bỏ khoảng 2/3 ruột mướp, tạo thành những chiếc “ly mướp” để đựng trứng và chứa tôm sau này.

- Rót hỗn hợp trứng đã thực hiện ở bước 4 vào mỗi chiếc ly mướp. Lưu ý không nên đổ quá đầy mà phải cách mặt một khoảng 0.2–0.3cm, dành khoảng trống để bạn bày tôm ở bước kế tiếp.

- Đặt những chiếc ly mướp vào xửng hấp, hấp trong khoảng 5 phút cho hỗn hợp trứng hơi đông lại thì tắt bếp đi. Chờ cho hơi trong xửng hấp bay bớt thì lần lượt xếp tôm lên trên mặt trứng rồi tiếp tục bật bếp, hấp tôm trong khoảng 10 phút nữa là được.
Chúc các bạn thành công với món mướp hấp tôm này nhé!

Theo Món ngon Việt Nam

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Đậm đà canh chả tôm nấu cùng cải chíp

Từng viên chả tôm dẻo, đậm đà kết hợp vài cọng rau cải chíp và ít nấm kim châm sẽ khiến cả nhà thích mê.
Nguyên liệu:
- 1 mớ cải chíp
- 300g tôm thẻ, 1 gói nấm kim châm
- 1 lòng trắng trứng, các loại gia vị cần.
dam da canh cha tom nau cung cai chip
Cách làm:
- Tôm lột bỏ vỏ, cho vào cối giã nhuyễn cùng chút gừng, chút muối, hạt tiêu.
- Cho tiếp lòng trắng trứng vào tôm, quết nhuyễn
- Cải chíp nhặt sạch, để nguyên cọng dài
- Nấm kim châm cắt bỏ rễ, ngâm qua với nước muối loãng.
- Đun nồi nước đủ dùng làm canh. Cho ít gừng, hành củ đập dập.
- Đợi nồi nước sôi nhẹ, thả từng viên chả tôm vào. Tiếp đến là rau cải, sau cùng là nấm kim châm.
- Cuối cùng nêm lại gia vị. Cho 1 thìa con dầu vừng vào nồi canh và tắt bếp. Dầu vừng là bí quyết để nồi canh nhà bạn có hương thơm hấp dẫn.
Theo Hàn Giang (Dân Việt)

Gà nướng satay với xốt đậu phộng

Gà nướng satay với xốt đậu phộng là món ăn quen thuộc của người Malaysia, thường được dùng như một món khai vị, ăn chơi.
Nguyên liệu: 
- Ức gà: 500g
- Nước ướp: 4 thìa súp nước tương, 4 thìa súp nước cốt chanh, 2 thìa súp dầu ăn, 2 thìa cà phê thì là, 4 thìa cà phê rau mùi, 2 thìa cà phê bột nghệ.
- Nước xốt đậu phộng: 2 thìa súp dầu ăn, 1/3 chén hành tây thái nhỏ, 2 thìa cà phê ớt bột, 1/4 chén đường nâu, 70g bơ đậu phộng, 1/2 chén nước, 1 trái chanh.
Thực hiện: 

ga nuong satay
- Thịt gà rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn, xiên que.
ga nuong satay
- Trộn đều các loại gia vị ướp với nhau, dùng cây đánh trứng khuấy đều cho tan hoàn toàn. Rưới nước ướp lên trên xiên thịt, cho gà vào tủ lạnh ướp trong 20 phút.
ga nuong satay
- Xốt đậu phộng: Làm nóng chảo bằng 2 thìa súp dầu ăn, dầu nóng cho hành tây vào xào khoảng 5 đến 7 phút. Thêm ớt bột, đường nâu, nước vào khuấy đều, đợi hỗn hợp sôi trở lại thêm bơ đậu phộng và nước cốt chanh vào trộn đều. Tắt bếp, dùng cây đánh trứng khuấy cho xốt hòa tan đều.
ga nuong satay
- Làm nóng lò nướng ở 1800 độ C, cho thịt gà ướp xiên que vào nướng từ 10- 15 phút. Gà chín lấy ra dọn ăn kèm xốt đậu phộng.
Và đây là thành quả:
ga nuong satay
Món gà nướng satay với xốt đậu phộng

ga nuong satay
Mách nhỏ: Nếu thấy xốt đậu phộng quá đặc, bạn có thể châm thêm nước trong quá trình nấu xốt. Có thể ướp gà trước rồi mới xiên que cũng được.
Chúc các bạn thực hiện thành công món gà nướng satay với xốt đậu phộng nhé!
Theo Món ngon Việt Nam

Đổi vị ngày mới với mực ống dồn thịt hấp xốt me

Món mực dồn thịt hấp xốt me với vị ngọt của mực, vị ngọt mà chua chua của me, ăn vào "xừng xực" ngon lắm đó các bạn!
Nguyên liệu: 
- Mực ống (loại khoảng 6 con/kg): 500g
- Nạc dăm xay: 350g
- Hành tím băm: 1 thìa cà phê
- 1/2 thìa cà phê ớt băm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/4 thìa cà phê tiêu xay
- Xốt me: Cho 1 thìa súp dầu ăn vào chảo, phi thơm 1 thìa cà phê tỏi băm, cho 150ml nước cốt me vào nồi đun sôi, nêm 1/2 thìa súp nước mắm chấm Knorr và 1/2 thìa cà phê hạt nêmcho vừa ăn.
muc ong don thit hap xot me

Các bước thực hiện: 

- Mực ống làm sạch, bỏ râu.

- Trộn đều thịt xay, hành tím băm, ớt băm, hạt nêm  trong bát lớn, để ít nhất 10 phút cho thịt thấm gia vị

- Cho thịt vào dồn từ từ vào mực cho chắc nhân, đem hấp cách thủy khoảng 20 phút là vừa chín, lấy ra, cắt lát vừa ăn

- Xếp vào đĩa, rưới xốt me pha sẵn vào, trang trí cần tây cho đẹp, dùng nóng với cơm.

- Mách nhỏ: Ngâm mực trong nước rượu pha loãng khoảng 10 phút để khử bớt mùi tanh, rửa lại với nước sạch, để ráo nước.
Chúc các bạn thực hiện thành công món mực ống dồn thịt hấp xốt me này nhé!

Theo Món ngon Việt Nam

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Giải nhiệt ngày hè bằng thực phẩm

Thực tế ăn uống cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt, đánh bay cái nóng của mùa hè và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm sau có thể giúp bạn làm được điều tuyệt vời đó:
1.Rau
-Rau diếp cá
Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, rất hữu hiệu trong việc giải nhiệt ngày hè.
Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu và sát trùng. Với tác dụng đó, diếp cá làm mát huyết trong cơ thể nên có thể trị được mụn nhọt, mẩn ngứa.
Rau diếp cá có thể được dùng để hạ nhiệt cho trẻ sốt mà không muốn dùng Tây y, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược.
Rau riếp cá
-Mồng tơi
Mồng tơi còn có tên gọi khác là lạc quỳ, có 2 loại: màu xanh và tía. Loại màu tía tốt hơn, có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát, tác dụng lưu thông huyết mạch, lợi tiểu và nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon.
Canh rau mồng tơi
Mồng tơi thường dùng trị liệu các chứng như huyết vận hay huyết tụ, dùng mồng tơi tía giã nát, pha giấm thanh, đắp lên chỗ huyết vận, huyết tụ. Hay trị đau mắt: lấy quả mồng tơi chín, ép lấy nước, nhỏ vào mắt ngày 3 - 4 lần. Hoặc trị táo bón: tối trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau mồng tơi luộc.
-Rau dền
Có 2 loại dền xanh và dền tía, có vị ngọt, thơm, tính mát. Với dược năng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần, mồng tơi giúp trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Được dùng luộc hay nấu canh ăn hằng ngày, có thể phơi khô, nấu nước uống.
Dùng trị tăng huyết áp: lấy dền tía khô 15g, lá cối xay 10g, hạt muồng láng 10g, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Dùng lọc máu: dền tía khô 15g, cỏ mần chầu 15g, nấu nửa lít nước, uống hằng ngày. Trị nhọt lở: hoa dền tía 20gr, hoa mào gà 20gr, nấu 1 ly nước 100ml, rửa mụn. Có thể giã sống, đắp vào chỗ sưng lở.
-Rau má
Rau má có vị thơm, đắng, không độc, tính mát. Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, gan nhiệt.
Có thể giã sống, pha đường uống mỗi lần 40 - 50g hay luộc ăn hoặc phơi khô  nấu nước uống, mỗi lần 20g. Nhọt độc sưng đau nhai lá rau má tươi, đắp trên chỗ sưng đau. Trị kiết lỵ, tiểu đục, sạn thận lấy lá tươi giã lấy nước cốt, pha đường uống mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần. Hành kinh đau bụng, đau lưng: lá má khô 20g tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi ngày 2 lần lúc đói, trong 3 ngày.
2.Củ, quả
- Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
muop dang
Mướp đắng
-Cà chua: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng....
-Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
-Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
3.Trái cây
-Dưa hấu, dưa chuột, cà chua...
Có một trữ đủ sẽ giải lý do dưa hấu, dưa chuột được "chào đón" trong mùa hè là nhờ hàm lượng nước cao giúp giữ cho cơ thể đủ nước. Dưa chuột, cần tây, rau diếp, cà chua…là những “ứng cử viên” tốt cho ngày hè. Để “hưởng” trọn lợi ích tối ưu, bạn nên sử dụng nó làm các món nộm, gỏi, salad. Bên cạnh đó, nhớ hạn chế các loại hoa quả nhiều đường khiến bạn dễ “háo nước” hơn.
dua chuot
Dưa chuột
-Chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
-Mía: Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
-Dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
4.Trà
Có một thói quen sai lầm mà nhiều người phạm phải là ăn kem hoặc uống nước lạnh để hạ nhiệt cơ thể nhanh. Bởi vì ăn kem làm giảm nhiệt độ trong dạ dày và đường ruột, có thể gây ra tiêu chảy hay đau bụng do lạnh. Trong khi đó, đồ uống thường là nước ngọt, nước uống có ga có thể làm tổn thương lá lách, dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
ly tra thanh mat
Ly trà thanh mát
Lựa chọn hàng đầu không phải là đồ uống lạnh mà là nước trà bình thường. Lá trà sạch giàu kali, vừa giúp giải khát lại có tác dụng giảm mệt mỏi. Theo kết quả nghiên cứu của Anh thì khả năng giải nhiệt của nước trà hơn hẳn các đồ uống lạnh, vì vậy, đó là lựa chọn tối ưu khi bạn muốn giải khát.
Theo Hạ Vy (Đời sống & Pháp luật)

2 món cà ry ngon tuyệt cho bữa cơm gia đình

Cà ry là món ăn quen thuộc của người Ấn Độ. Dưới đôi tay khéo léo của đầu bếp nó đã trở nên hấp dẫn và cực kỳ lôi cuốn.
Cà-ry sườn dừa
Sự cay nồng của ớt, beo béo của nước dừa, vị đậm của cà-ry cùng cách chế biến theo công thức đặc biệt của đầu bếp đã khiến món món Cà-ry sườn dừa trở nên hấp dẫn hơn.
Nguyên liệu:
- 1 cái nấm đùi gà
- 80g nấm đông cô
- 2 củ khoai tây
- 3 tai nấm mèo, 3 cây sả cây cắtkhúc, 1 nhánh hành boa-rô, 1 thìa cà-ry Ấn Độ, 1 thìa cà phê sả băm, 1 thìa cà phê ớt băm.
- Sườn dừa: 1 trái dừa, 3 miếng đậu hũ non, 2 miếng tàu hũ ky tươi, 1 thìa súp hành boa-rô, 1 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê hạt nêm chay, 1 thìa cà phê nước tương, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê cà-ry, 1/5 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê sả băm, 1 thìa cà phê ớt băm, 1/2 thìa cà phê gừng băm, 1 thìa cà phê dầu hào, dầu ăn.

ca-ry suon dua
Món cà-ry sườn dừa
Thực Hiện:
- Sườn dừa: Dừa chặt đôi, nạo lấy cơm dừa. Dùng 1/5 phần cơm dừa thái miếng dày 1cm, dài 7cm, phần còn lại xay nhuyễn, vắt lấy 1 chén nước cốt
- Đậu hũ non, tàu hũ ky băm nhuyễn, vắt ráo, ướp với hạt nêm, nước tương, đường, cà-ry, muối, 1/2 thìa cà phêsả, 1/2 thìa cà phê ớt, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị, vắt ráo. Cho 1 thìa súp bột năng pha loãng vào đậuhũ trộn đều, chia làm những phần bằng nhau. Lấy từng phần đậu hũ vừa trộn bao quanh cơm dừa, bóp chặt thành miếng sườn. Đun nóng dầu ăn, cho sườn chay vào chiên vàng
- Nấm đùi gà, nấm đông cô rửa sạch, chiên sơ, thái sợi. Khoai tây gọt vỏ, cắt khúc vừa ăn, chiên sơ. Nấm mèongâm nở, cắt gốc, thái sợi. Sả cây bỏ vỏ ngoài, chặt khúc 5cm. Phi hành boa-rô, sả, ớt còn lại với dầu, cho cà-ry vào đảo đều, cho khoai tây, nấm vào xóc đều. Thêm khoảng 3 chén nước vào nấu trên lửa vừa khoảng 20 phút, hỗn hợp sôi trở lại thả sườn dừa và cho nước cốt dừa vào, khuấy đều, tắt bếp
- Dọn cà-ry sườn dừa dùng nóng với bánh mì.

Mách Nhỏ: Nấm đùi gà, nấm đông cô chiên sơ trước sẽ giúp cho nấm sau khi nấm được dai, thơm hơn.
Cà ry ốc biển

Sản vật từ biển khơi là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Từ những con cá ngừ đại dương to lớn tới ốc biển nhỏ bé đều có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.


Nguyên liệu: 

- 250g ốc giác
- 3 trái chuối xanh
- 200g khoai môn
- 2 thìa cà phê cà ry vàng, 200g dừa nạo, 2 nhánh sả, 1 củ gừng, 3 trái ớt sừng, 2 củ hành tím
- Bánh mì, muối tiêu chanh ăn kèm
- Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu xay, dầu ăn.
ca-ry suon dua
Món cà ry ốc biển


Các bước thực hiện: 

- Ốc giác rửa cho hết đất cát, ngâm qua đêm cho nhả hết nhớt, rửa lại thật sạch.
- Gừng cạo vỏ, thái lát.
- Cho ốc vào nồi luộc chín cùng với gừng, vớt ra để ráo nước, nếu ốc quá to có thể cắt đôi.

- Chuối xanh gọt vỏ, ngâm vào nước pha muối loãng để không bị đen, cắt khúc lớn.
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc. Dừa cho nước ấm vào vắt lấy nước cốt.
- Sả đập giập, băm nhuyễn phần gốc. Ớt cắt lát. Hành tím lột vỏ, thái nhuyễn.

- Làm nóng dầu ăn, cho sả băm vào phi thơm, trút ốc giác, ớt, hành tím vào xào sơ, cho sả cây đập giập và bột cà ry vào đảo đều, đổ nước dừa vào nấu sôi, hạ lửa vừa, cho chuối xanh, khoai môn vào đun sôi nhỏ lửa, nêm muối, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu vừa ăn.
- Đun đến khi hỗn hợp sánh lại, khoai môn nhừ là được.
- Dọn cà ry ốc giác ra đĩa, ăn kèm với bánh mì và muối tiêu chanh.

Mách nhỏ: Ốc phải ngâm cho nhả hết cát. Khi lấy ốc ra khỏi vỏ cần nhẹ tay, tránh làm vỡ mật, món sẽ bị đắng, mất ngon. Ngoài ốc giác có thể dùng ốc khế, ốc giấm... để thay đổi khẩu vị.
Chúc các bạn thực hiện thành công 2 món cà ry ngon tuyệt này nhé!

Theo Món ngon Việt Nam

Cà tím cuộn thập cẩm cực hấp dẫn

Món cà tím nướng rồi cuộn với cà rốt và hành rất thích hợp để làm món khai vị.
Nguyên liệu:
- 2 quả cà tím cỡ trung bình
- 1 củ cà rốt lớn
- 1 cây hành lá lớn, hoặc một củ hành tây vàng, nhỏ
- 1 củ tỏi to
- Dầu ăn
- 3 muỗng canh xốt cà chua
- 1 muỗng canh mayonnaise
- Muối và hạt tiêu
Cách làm:
Cà tím rửa sạch dưới vòi nước lạnh. Cắt nó thành các lát dọc hoặc ngang theo thân quả có độ dày 0,75cm.

Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 450oF, đặt các lát cà lên tấm nướng. Phết dầu lên cả hai mặt lát cà. Rắc lên trên một ít muối. Nướng cà cho đến khi cà tím mềm, trong khoảng 5 phút.


Cà rốt rửa sạch và bào nhỏ. Hành và tỏi làm sạch, thái nhỏ.

Làm nóng chảo ở ngọn lửa vừa với 2 muỗng canh dầu ăn. Cho cà rốt và hành tây vào xào cho đến khi mềm, thêm xốt cà chua, mayonnaise rồi tiếp tục đảo đều. Cuối cùng thêm tỏi, hạt tiêu và muối.


Xúc một ít hỗn hợp cà rốt xào vào một miếng cà tím nướng rồi cuộn cà lại rồi thưởng thức thôi.


Với những cà tròn, cho nhân vào giữa rồi gập hai mép miếng cà lại.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món cà tím cuộn thập cẩm nhé!
Theo Kẹo Sữa (Eva.vn/M Dish)

Cà tím nhồi thịt bò, sò điệp xốt hoa tiêu

Món cà tím nhồi thịt bò đậm vị, thơm ngon chắc chắn sẽ khiến nồi cơm nhà bạn hết veo.
Nguyên liệu:
- Cà tím: 150g
- Thịt bò: 100g
- Sò điệp: 100g
- 15g hoa tiêu, 5g húng quế, 2g ngò, 1 thìa cà phê hành tím băm, 1 thì cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa súp dùa hào, 100ml dầu ăn, 1 thìa cà phê bột năng, ớt chuông xanh, đỏ, vàng trang trí.
ca tim nhoi thu bo, so diep xot hoa tieu
Món cà tím nhồi thịt bò, sò điệp xốt hoa tiêu siêu hấp dẫn
Thực hiện:
- Cà tím cắt khúc 4cm, bỏ ruột, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Thịt bò rửa sạch, ướp với chút muối, tiêu, để thấm, xay nhuyễn. Sò điệp rửa sạch, tách lấy cồi, băm nhuyễn. Húng quế, ngò, rửa sạch, thái nhuyễn.
- Trộn đều thịt bò xay, sò điệp với húng quế, ngò, nêm muối, ½ dầu hào, đường, bột ngọt vào, quết lại cho mịn. Nhồi hỗn hợp thịt bò, sò điệp vào cà tím, làm lần lượt cho đến hết nguyên liệu.
- Làm nóng dầu ăn, cho cà vào chiên vàng hai mặt thịt, trút ra đĩa. Dùng lại chảo, phi thơm hành tím, cho tiêu vào xào thơm, cho dầu hào, bột ngọt, đường, muối tiêu cùng 100ml nước lọc vào đun sôi, sau đó cho cà tím vào hầm lửa nhỏ trong 15 phút, tắt bếp.
- Xốt hoa tiêu: Vớt cà tím ra, dùng lại nước hầm cà tím, đun sôi trở lại, cho hoa tiêu vào xào thơm, trước khi tắt bếp cho bột năng khuấy với nước vào tạo độ sệt.
- Dọn cà tím ra đĩa, trang trí với ớt chuông 3 màu, rưới xốt lên trên, dùng nóng.
Mách nhỏ: Để cà tím không bị thâm, sau khi thái miếng nên ngâm vào nước muối pha loãng cho cà ra hết nhựa. Ngoài thtij bò có thể thay thế thịt heo băm để nhồi.
Chúc các bạn thực hiện thành công món cà tím nhồi thịt bò, sò điệp xốt hoa tiêu này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam