dich vu sua nha dep

Đặc Sản Quê Hương Việt Nam

Khám phá nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam

Đặc Sản Ba Miền

Các món ăn ngon nổi tiếng rất đặc trưng của các vùng miền trên quê hương

Âm Thực Và Sức Khỏe

Những công dụng bất ngờ từ các món ăn cho sức khỏe của bạn

Công thức nấu ăn ngon

Cách nấu ăn ngon thật ngon và hấp dẫn để cả nhà cùng thưởng thức

Khám Phá

Khám phá những nét văn hóa trên quê hương Việt Nam

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

GIÁ ĐẶC SẢN TÂY NINH

MUỐI TÔM LOẠI 1(500G) - GIÁ 60K
MUỐI TÔM LOẠI 1(300G) - GIÁ 40K
MUỐI TÔM LOẠI 1(200G) - GIÁ 30K
MUỐI TÔM LOẠI 1(100G) - GIÁ 20K

MUỐI CHAY(100G) – GIÁ 25K

BÁNH TRÁNG ME – GIÁ 5K/BỊCH

Chúc các bạn lựa chon được những đặc sản ưng ý nhất!

Đánh giá của bạn phan thị Như Huỳnh Hà Nội

Đây là Đánh giá của bạn phan thị Như Huỳnh hiện đang sống ở Hà Nội


CÁCH THỨC MUA, THANH TOÁN VÀ GIAO NHẬN HÀNG

Nhằm giúp cho quý khách hiểu rõ quy trình làm việc của Đặc Sản Quê Hương Chúng Tôi xin cung cấp đến quý khách cách mua, thanh toán giao và nhận hàng của chúng tôi
1 – THỜI GIAN TỔNG HỢP ĐƠN HÀNG TRONG NGÀY
Các đơn hàng trong ngày mình sẽ tổng hợp và chốt đơn hàng theo ngày vào các giờ sau.
Lần 1: 12h trưa hằng ngày
Lần 2: 5h30
Lần 3: 22h30
2 -THỜI GIAN TỔNG HỢP VÀ CHỐT ĐƠN HÀNG TRONG TUẦN ĐỂ TIẾN HÀNH GIAO HÀNG
Đơn đặt hàng trong ngày mình sẽ chốt đơn hàng và thực hiện xác nhận thanh toán và chuyển hàng đến cho các bạn sau khi nhận được tiền (Đối với các bạn ở xa và thanh toán chuyển khoản). Giao tận nơi với các bạn tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đợt 1: Vào lúc 15h30 ngày thứ 3 hàng tuần. Đối với các bạn ở khu thực HCM sẽ được giao hàng tận nơi vào buổi tối và các ngày sau đó. Các bạn ở các tỉnh khác sẽ gửi qua bưu điện hay gửi xe theo thỏa thuận của 2 bên.
Đợt 2 : Shop sẽ tổng hợp đơn hàng và giao hàng vào chiều thứ 6 lúc 15h30 hàng tuần. Các đơn hàng của các bạn tại Tp HCM sẽ được giao trong ngày. Các bạn tỉnh khác sẽ được gửi bưa điện đến tận nơi.
Chú ý: Đó là thời gian cụ thể bên Chúng Tôi sẽ tổng hợp để giao hàng cho các bạn. Để đảm bảo các bạn nhận được sản phẩm muối tôm ngon trong thời gian sớm nhất. Các bạn vui lòng đặt hàng thời như trên.
3– CÁCH THỨC GIAO HÀNG
Chúng tôi có các hình thức giao hàng sau:
- Đối với các bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giao hàng tận nơi.
- Các bạn ở các tỉnh khác sẽ gửi bưu điện hoặc gửi theo xe khách đến địa chỉ các bạn cung cấp.
4 – CÁCH THỨC ĐẶT HÀNG
Các bạn đặt hàng thông qua các hình thức sau đây:
a) Comment để lại yêu cầu đặt hàng trên sản phẩm mình muốn mua
b) Inbox số lượng, hình ảnh loại muối các bạn muốn vào cho hình, nhớ cung cấp thông tin của các bạn để mình tiện liên hệ (Tên, Số điện thoại, Và địa chỉ giao hàng chính xác).
c) Nhắn tin đặt hàng đến số điện thoại: 0965.624.738
+ Cú pháp nhắn tin như sau: [Mã số muối] [Số lượng] đối với loại muối tôm hủ. Ví dụ: MS200 5 (Tức là đặt muối MS200 số lượng 5 hủ).
+ Đối với loại muối tính bằng kg bạn có thể đặt hàng theo cách sau [Mã số muối] [Số kg] Ví dụ: MS500 1 (Tức là đặt muối MS500 số lượng 1 kg)
d) Gọi điện thoại trực tiếp đến số điện thoại: 0965.624.738
Chú ý:
- Các bạn mua hàng ở tại các tỉnh thành khác không phải Thành Phố Hồ Chí Minh thì đơn hàng phải mua ít nhất 1kg trở lên hoặc giá trị đơn hàng trên 80k mới được ship tận nơi thông qua bưu điện
- Với tất cả các hình thức đặt hàng của các bạn nên đưa thông tin chính xác và số điện thoại mình sẽ gọi điện xác nhận khi có yêu cầu đặt hàng từ các bạn.
5 – HÌNH THỨC THANH TOÁN
- Đối với các bạn tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Giao hàng tận nơi và nhận thanh toán trực tiếp
- Các bạn ở các tỉnh khác: Thanh toán bằng cách chuyển khoản theo thông tin bên dưới, hoặc gửi tiền theo xe khách.
6 – THÔNG TIN THANH TOÁN
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
Số Tài Khoản: 5702 205 052 379
Chủ Tài Khoản: Nguyễn Minh Tân
7 – PHÍ SHIP (PHÍ GIAO HÀNG)
Tại Tphcm: Phí giao hàng từ 10k đến 20k tùy theo vị trí các quận huyện.
Ngoài Tphcm: Phí giao hàng theo cước phí của bưu điện quy định từ 30k đến 50k tùy theo khối lượng muối, tỉnh thành. Theo giá quy định của dịch vụ chuyển phát nhanh bưu điện (Giá này có ghi rõ trên hóa đơn khi các bạn nhận hàng nhé !

Thưởng thức cà pháo muối xổi giòn tan

Thỉnh thoảng chị em hãy thêm món cà pháo muối xổi này vào thực đơn để bữa cơm thêm hấp dẫn nhé!

Nguyên liệu:
- Cà pháo: 300 gr
- Riềng: 1 miếng cỡ ngón tay cái
- Tỏi: 1 củ
- Ớt: 1 quả
- Chanh: 2 quả
- Đường: 1 thìa ăn cơm
- Mắm: 1 thìa ăn cơm
- Muối

Thực hiện:
Bước 1: Cà rửa sạch, cắt bỏ cuống, sau đó cắt thành lát (quả to thì cắt làm 3, 4 còn quả nhỏ cắt đôi). Ngâm cà trong nước đun sôi để nguội có pha muối loãng trong vòng 1 tiếng (cứ 15 - 20 phút thay nước muối loãng 1 lần để cà ra nhựa).
Bước 2: Riềng rửa sạch, thái lát mỏng. Tỏi bóc bỏ vỏ thái lát. Ớt cũng thái lát.
Bước 3: Vớt cà ra, bóp cà với 1 thìa cà phê muối và nước cốt của 1 quả chanh. Bóp đều trong khoảng 2, 3 phút, sau đó rửa lại với nước đun sôi để nguội cho bớt mặn rồi để ráo bớt nước.
Bước 4: Cho vào bát cà 1 thìa đường và nước cốt của 1/2 quả chanh (có thể hơn nếu bạn thích ăn chua), trộn đều.
Bước 5: Tiếp tục thêm vào bát cà 1 thìa mắm, trộn đều. Nếm xem cà đã đủ độ chua mặn ngọt vừa miệng chưa để gia giảm thêm.
Bước 6: Cuối cùng là cho đến riềng, ớt, tỏi vào trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩm bọc bát cà lại (để cho cà khỏi thâm đen). Cà pháo muối xổi 30 phút - 1 tiếng có thể ăn được. Nếu chưa ăn ngay, bạn có thể cho cà vào ngăn mát tủ lạnh để cà được giòn. Thi thoảng xóc đều để cà ngấm gia vị.
Nếu nhà có sẵn dứa thì cho thêm vào bát cà vài lát dứa ướp cùng cho thơm nhé!
Thưởng thức cà pháo muối xổi giòn tan - 9
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cà pháo muối xổi chua giòn nhé!
Theo Eva

Bún cá Hải Phòng

Hải Phòng – thành phố cảng biển này đã chắt lọc, giữ lại cho mình những hương vị ẩm thực đầy cá tính. Bún cá chính là một trong những hương vị đó.

Bún cá Hải Phòng là sự kết hợp nhuần nhuyễn hải sản và những sản vật từ đồng ruộng. Cá trong bát bún gồm: chả cá và cá rán xắt khúc. Chả cá tạo ra hương vị đặc biệt nhất cho món bún này, đồng thời nó cũng là thành phần quan trọng để quyết định sự ngon miệng của bát bún. Chả cá phải được làm bằng cá thu, thịt cá được lọc ra giã nhuyễn với thì là, hạt tiêu, kèm một chút bột nghệ cho ngon mắt… Cùng với chả là miếng cá xắt khúc chỉ dày khoảng một đốt ngón tay làm từ cá đồng, thường là cá trôi, cá trắm.
 Nét tinh tế của ẩm thực thể hiện rất rõ ở thịt cá đồng ngọt lại không tanh. Nước dùng phải được ninh bằng xương ống lợn với nước luộc xương cá biển mới ngọt và có mùi đặc trưng.
Ăn bún cá không thể quên rau muống thái nhỏ, rổ rau sống ngon nhất là vào mùa đông với đầy đủ xà lách, kinh giới, húng… Đặc biệt, dù mùa nào cũng không thể thiếu hoa chuối thái mỏng với vị vừa bùi vừa chát. Người ta khó có thể quên ấn tượng về bát bún cá với màu vàng của chả cá, cá rán, màu xanh thấp thoáng của dọc mùng, màu đỏ của tương ớt trên màu trắng tinh của bún ngập trong nước dùng trong veo đang bốc khói.

 Món bún cá tuyệt vời ở chỗ không đem lại cảm giác no ngấy cho người ăn. Vì vậy, sau mấy ngày Tết bún cá được bày bán ở khắp các phố ở Hải Phòng. Nó được coi như món ăn để át đi vị thịt mỡ của những ngày Tết.

Đặc sản bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ cùng với chè Sánh, chè Lược và cá rô Đầm Sét đã tạo nên thứ đặc sản của vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ở Thanh Hóa, bánh gai thường được làm để thết đãi khách sau mỗi lần giỗ tết, đình đám. Sau khi ăn cỗ người ta mang các loại bánh ra để mời khách “tráng miệng”, thời phong kiến mỗi khi có việc làng, việc phe, nhà nào sang phải có sáu loại bánh tráng miệng: Bánh khoai, bánh cốm, bánh gai, bánh nhãn, bánh sắn bột lọc, bánh trắng. Bánh gai còn để cúng tiến trong các ngày lễ tết, ngày hội, ngày giỗ húy nhật của thành hoàng, đặc biệt là ngày “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” 




Bánh gai- món ăn truyền thống của người Thanh Hóa
Bánh gai làm rất công phu, kỳ công ở tất cả các công đoạn. Đòi hỏi người làm bánh phải tỉ mẩn và tinh tế, có những thao tác phải thành thạo, điêu luyện như một thứ gia truyền. Lá gai được thu hái tận trong rừng hoặc trồng ở bãi bồi ven sông Chu hái về, rồi tước nhặt bỏ phần cuống lá, gân lá, xơ lá, đem phơi cho thật kỳ khô, gói lại để trong chum. Thường khi xưa đến ngày giỗ chạp, rằm hay tết mới đem ra làm bánh. Lá gai khô đem ngâm nước, rửa cho thật sạch rồi bó thành từng bó đổ cho ngập nước đem luộc thật kỹ. Vớt ra tiếp tục rửa sạch rồi lại thay nước tiếp tục luộc, thời gian luộc của hai lần chừng 24 tiếng, xong vắt khô kiệt để cho không còn nước, bỏ vào cối đại giã cho kỳ nhuyễn, giã đến khi nào lấy hai đầu ngón tay xe thấy mát mịn mới được. Cái mát mịn mềm mại như da thịt. Công việc này thường giao cho các chàng trai cùng các cô gái để họ vừa nói chuyện vừa giã sao cho đừng sốt ruột. Không ít nam thanh, nữ tú tâm đầu ý hợp kết duyên chồng vợ từ mùa làm bánh gai. Lá gai giã kỹ bao nhiêu thì bánh ngon hấp dẫn bấy nhiêu. Bây giờ để bớt khó nhọc và để sản xuất được thật nhiều người ta đưa lá vào ép cho kiệt nước rồi đem nghiền. Cách làm tân tiến này đỡ phần khó nhọc được cái lợi về số lượng nhưng giảm về chất lượng. Để bánh được thơm ngon phải có nhiều lá gai, vì lá gai là nguyên liệu chính nên gọi bánh gai là vì vậy. Gọi là bánh gai Tứ Trụ vì nó do người làng Mía làm và được sản xuất tại làng Mía, xã Tứ Trụ – thuộc tổng Diên Hào – một làng cổ có hàng nghìn năm bên bờ sông Chu nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Làng Mía cách trung tâm huyện Thọ Xuân 9 km về phía Tây, thuộc hữu ngạn sông Chu. Chếch về phía Tây Bắc của xã chừng 1,5 km đường chim bay, về phía tả ngạn là khu di tích lịch sử Lam Kinh, nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn quê hương của Bình Định vương Lê Lợi và của nhiều bậc khai quốc công thần triều Lê. Hiện nay xã có 10 thôn (cách chia theo đội sản xuất của HTX Nông nghiệp thời bao cấp), đến giờ mặc dù ranh giới làng không còn rõ nữa, không còn những mái đình cây đa để níu giữ chân người, nhưng trong tiềm thức người dân ở đây vẫn rạch ròi có 4 làng: làng Mau, làng Mía, làng Quần Đội, làng Quần Lai. Tứ Trụ chỉ là một thị tứ nhỏ nằm giữa làng Mau và làng Mía. Tứ Trụ thường là nơi bày bán, lưu chuyển đi khắp nơi, từ vùng đất này đến vùng đất khác sản phẩm bánh gai của người làng Mía. Đó cũng là một lý do để người đời quen gọi là bánh gai Tứ Trụ.


Nguyên liệu đi cùng với lá gai là gạo nếp, thứ bột gạo nếp được xay bằng cối đá bắc hoặc cho vào cối đá giã nhỏ rồi dùng rây bột gạn đi những hạt to. Thứ gạo để làm bột tốt nhất là nếp nương hoặc nếp hoa cau. Nhìn cảnh rây bột kỹ càng, chầm chậm, bột mịn màng trắng nõn nà theo mặt rây nhỏ li ti rơi xuống mát mẻ như mưa xuân, trắng như sữa mới thấy hết được tấm lòng thảo thơm của người làng Mía. Phần không thể thiếu được để chiếc bánh thơm ngon là nhân bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường và thịt lợn nạc. Đậu xanh đem cà vỡ đôi vỡ ba, ngâm tróc vỏ đãi sạch, nấu như nấu cơm hoặc đồ lên, không được nấu nhão, và nhớ rắc vào nồi đậu vài hạt muối khi đậu vừa sôi. Khi đậu chín, cho vào cối giã cùng với đường sao cho đường và đậu nhỏ mịn thấm đều vào nhau. Đây là thành phần chính của nhân bánh; để cho nhân có mùi vị đặc trưng, ngọt thanh, cần có thịt lợn nạc (khoảng từ 200 đến 300 gam cho 100 nhân), một thìa cà phê nước mắm ngon và một ít dầu chuối. Dầu chuối cho đủ độ, nếu nhiều sẽ bị đắng, cho ít quá thì không dậy mùi. Bột lá gai, bột nếp, trộn cùng mật mía cho thật kỹ đều rồi ủ trong một đêm. Người thạo nghề nếu thấy mật loãng thường phải đem cô lại và phải để cho mật nguội tự nhiên mới ngâm ủ. Bột đa thành phần tiếp tục đem vào cối giã cho kỳ dẻo sau đó đem luyện sao cho kết dính, hòa thấm vào nhau (khâu này để nhấn mạnh người ta gọi là khâu luyện hay lèn bánh đều đúng). 


Khâu giã bánh góp phần quyết định chất lượng của bánh. Thường khi xưa giã bằng cối đại hai người nhún và một người trực ở cối đá để đảo trộn cho thật đều. Khi giã phải giã liên tục cho thật đều nhịp chày, trộn cho thật kỹ đến khi nào bột nhuyễn, dẻo quánh. Người giã khéo léo nhịp nhàng bao nhiêu thì người trực ở cối để trộn càng khéo léo bấy nhiêu. Phải trộn thật đều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, từ phải qua trái sao cho không bị lõi. Khi luyện đã đến độ thử kiểm tra bằng cách xoa đầu ngón tay xem bột mịn chưa, nếu bột mịn mềm dẻo có màu đen bóng, cầm hai đầu kéo mà không đứt hoặc nắm bột bỏ lên lòng bàn tay thấy bột cứ từ từ xệ ra thì mới được. Khâu này bây giờ cũng được dùng bằng máy có lắp mô tơ chạy với vận tốc lớn. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn. Công đoạn này nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng hoặc là nhão quá hoặc là cứng quá, không thành bánh.


Những người làm nghề có kinh nghiệm pha chế mật “non” hoặc “già” còn tùy thuộc vào thời tiết nữa. Những người thợ giàu kinh nghiệm thường lấy mắt mà nhận biết. Thứ bột này là phần “thịt” của bánh. Lấy bột này đem nặn từng cục tròn rồi dàn mỏng trên lòng bàn tay, lấy nhân cho vào giữa, vê lại sao cho nhân nằm gọn giữa lòng chiếc bánh. Khi đã xoa cho bánh tròn thì lăn bánh trên mâm đồng đã rải đều hạt vừng. Vừng làm bánh phải được đãi sạch, phơi khô, cà nhẹ sao cho tróc lớp lụa ngoài, tránh làm vỡ hạt vừng. Vừng không thể thiếu vì tác dụng của vừng không chỉ tạo cho bánh gai ngọt, bùi, béo, mà còn làm cho bánh dễ bóc. Vừng sống khi gặp nhiệt độ cao, dầu vừng chảy ra, đủ độ bôi trơn vỏ bánh chứ không làm ướt bánh. Dùng lá chuối khô vuốt phẳng gói lại cho khéo thành từng chiếc bánh vuông vắn, quấn một chiếc lạt giang bên ngoài. Gói bánh cũng đòi hỏi nghệ thuật. Gói bánh gai nhất thiết phải bằng lá chuối khô, nhà cầu kỳ phải lên rừng lấy cho được loại lá chuối tiêu già thì bánh mới thật thơm ngon. Lá chuối khô là lá già khô một cách tự nhiên, chứ không phải lấy lá chuối đem phơi nắng hoặc hong cho khô. Lá chuối phải được đệm nhiều lượt một phần để tạo mùi thơm đặc trưng của bánh, một phần để cho bánh định hình. Đây cũng là cách tốt nhất để bảo vệ bánh được lâu và giữ được hương vị. Người thưởng thức thấy bánh nhiều lá mà hiểu rằng họ độn lá vào cho bánh to để chiêu khách, nói vậy là phụ công người làm bánh nhiều lắm.

 

Sau cùng là phần hấp bánh (người làng Mía gọi là đồ bánh) cũng là công đoạn đòi hỏi thực tiễn. Thứ thực tiễn được trả giá bằng quyết tâm sống chết với nghề. Bánh gai hấp không chín, đem hấp lại sẽ không được nữa. Người thạo nghề muốn biết bánh chín hay chưa, chỉ cần kiểm tra bằng mắt và ngửi mùi thơm là đủ. Thử bằng cách bóc bánh nhanh thấy mặt bánh rỗ đều là bánh đã chín. Thời gian để bánh chín thường được căn cứ vào số lượng bánh đồ trong chõ to hay nhỏ, ít hay nhiều, nhiệt độ cao hay thấp. Bánh chín được vớt ra nia rồi mở ra (mở chứ không phải bóc) cho ráo, để cho bánh nguội tự nhiên và ráo nước. Công đoạn này còn phải làm động tác vuốt lại bánh để bánh nhẵn và đẹp (bánh có hình gộp rùa là đẹp). Khi bánh nguội hẳn dùng lạt giang đã nhuộm phẩm đỏ thay cho lạt khi luộc, gói từng bó 5 chiếc một cho vuông vắn, rồi xếp hai bó loại 5 chiếc lại thành 10 chiếc để tiện lợi khi dùng hoặc khi trao đổi mua bán.
Người làm bánh đã rất công phu, người thưởng thức bánh cũng phải sành điệu. Thường ăn bánh sau khi hấp khoảng 10 tiếng đồng hồ. Lần lượt nhẹ nhàng bóc hết các lần lá bên ngoài, ở lần lá trong cùng, người ăn phải xé nhỏ từng sợi lá, kiên trì cho đến khi còn lại một phần lá, ta cuốn lại cầm bánh ăn, có như vậy bánh mới không dính vào tay, ăn đến đâu xé và bóc đến đấy cho đến lúc ăn hết. Các cụ ta khi xưa dạy “học ăn học nói, học gói học mở” vận vào với bánh gai thật đúng là vậy. Khi ăn người ta ăn từ tốn nhấm nháp, thưởng thức; phần có nhiều nhân bánh người ta nhai chậm, miệng khép, như vậy hương vị của bánh mới có điều kiện lan tỏa, tác động vào khứu giác, tạo cảm giác thú vị khi thưởng thức.
Bánh gai thành phẩm phải mịn và thơm ngon, phải có được vị dẻo thơm của lá gai, của gạo nếp và có được hương thơm ngất ngây của dầu chuối, hương vị tự nhiên khó tả của lá chuối khô, vị ngọt mát của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng, ăn một miếng mà dư vị còn đọng nơi đầu môi, chót lưỡi mới đạt.
Bánh phải trông mịn, bên trong sắc vàng của đỗ
Giờ thì bánh gai đã theo chân người du lịch đi xa tận chót mũi Cà Mau, tít tắp địa đầu Móng Cái, nhiều khi còn vượt biên sang nước bạn, có mặt trên nhiều tờ báo, có trong danh mục ẩm thực xứ Thanh. Về tham quan khu di tích lịch sử Lam Kinh ra về không thể nào không mua dăm chục bánh gai về làm quà. Người dân làng Mía yêu cái nghề làm bánh, vinh dự tự hào với nghề và biết ơn vị tổ nghề đã giúp dân làng xóa đói từ những ngày xa xưa, giờ đang góp phần giúp họ xóa nghèo, giữ lấy hương vị đậm đà bản sắc quê hương, bản sắc dân tộc.

Bánh nhãn Nam Định nghe tên đã thấy độc

Nhắc đến ẩm thực độc đáo của Việt Nam không thể không nhắc đến bánh nhãn Nam Định, món ngon của quê hương nếp cái hoa vàng Hải Hậu.

Tên của bánh rất lạ. Mới nghe tưởng bánh được làm từ quả nhãn. Nhưng thực tế có cái tên đó bởi đơn giản, bánh khi làm ra trông xinh xắn, vàng ươm như những quả nhãn. Bánh nhãn được người trong Nam, ngoài Bắc yêu thích vì sự giòn ngọt mát của thứ bánh thoạt trông đã thấy hấp dẫn.

Làm bánh nhãn, cần nếp Hải Hậu, trứng gà tươi, đường kính trắng, mỡ lợn tươi ngon. Gạo nếp xay nhỏ, rây kĩ. Bánh nhãn không nhào bột nếp với nước mà nhào luôn vào trứng gà đã đánh tan. Bột nếp và trứng gà phải được nhào thật khéo để được hỗn hợp dẻo, mịn.

 
Bánh nhãn được chiên trong chảo ngập mỡ. Lửa thật nhỏ để mỡ nóng dần dần. Viên bột nhỏ xíu, trong chảo mỡ nóng có thể nở phồng thành những viên bánh nhãn tròn xoe. Lúc ấy, người ta nhanh chóng vớt bánh ra cho ráo mỡ, rồi đem bánh vào “hoán đường” trong một chảo khác, có đường kính trắng đã được nấu tan chảy. Mật đường bám vào viên bánh, làm vỏ ngoài từng viên bánh bỗng nhiên bóng hơn. Bánh nhãn thêm giòn, và ngọt tự nhiên cũng từ chảo đường sóng sánh này.
Bánh nhãn được nhâm nhi bên chén trà buổi sớm, ấm áp bên tách cà phê xế chiều hay đơn giản, mời nhau cho câu chuyện thêm vui đều mang lại vị ngọt ngào, lôi cuốn.
Bánh nhãn Hải Hậu là một đặc sản của đất Nam Định. Những năm tháng khó khăn, thiếu thốn đường, gạo, bánh chỉ được các gia đình làm cho con cái những ngày Lễ, Tết thì giờ đây, đến Nam Định thời điểm nào trong năm, bánh nhãn cũng ngọt ngào mời đón bạn.
 Người Nam Định đi đâu xa cũng không quên câu ca về món ăn bao đời của quê hương:
Quê tôi bánh nhãn thơm giòn
Kém gì vật lạ của ngon quê người
Nõn nà chỉ nếp trắng thôi
Trứng gà đường kính tay người làm ra
Người quê chân chất thật thà
Bánh ngon đặc sản gần xa tiếng đồn
Ai qua mảnh đất chợ Cồn
Hẳn không quên vị thơm giòn hương quê.

Cá lóc cuốn lá sen

Vào mùa nước nổi, cá càng nhiều. Ăn cá lóc nướng phải tìm được cá đồng. Trọng lượng cá khoảng 800g-1kg thì vừa ăn, bởi thịt cá ở độ ngon nhất trong quá trình phát triển. Đến Đồng Tháp và các khu du lịch trong tỉnh, hầu như chỗ nào cũng có món cá nóng nướng trui hoặc nướng rơm. Dù nướng kiểu nào, cá cũng được nướng nguyên con, giữ lại bộ đồ lòng.

Cá nướng xong được bổ đôi dọc sống lưng và rưới lên hành lá trụng qua dầu sôi cùng một ít đậu phộng… Nước chấm được chế biến từ nước mắm cá linh và me chín dốt, nêm thêm ít gia vị, tỏi, ớt sao cho có vị mằn mặn, thơm lừng của nước mắm gốc, vị chua của me, vị ngọt của đường, cay của ớt.

Tuy nhiên, phụ nữ địa phương đã chế biến cá lóc xứ mình thành món ăn đặc biệt. Lá sen non được xem là loại rau sạch, trồng ở môi trường nước không bị ô nhiễm. Đó là lá sen vừa nhô lên mặt nước, hai mép lá cuốn tròn vào giữa. Vẫn là đĩa cá lóc nướng trui, đĩa rau sống, chuối chác, khế chua nhưng món này có lá sen non đặt vòng quanh con cá. 
Lá sen non có vị nhẫn ăn cùng với miếng cá lóc nướng chấm vào nước mắm me, có vị khác lạ, ngon miệng. Ăn vào một miếng, thực khách đã có cảm giác thèm ăn tiếp ngay miếng khác.
Theo Báo Cần Thơ

Canh chua Nam Bộ




Tùy theo mùa mà về Nam Bộ bạn lại được thưởng thức một món canh chua khác  nhau, nhất là mùa nước nổi tháng 9 tháng 10 âm lịch, cá linh theo con nước lũ về cũng là lúc điên điển, so đũa trổ bông. Lúc này bông so đũa, điên điển đầu mùa rất ngọt, cá linh thì no tròn, béo ngậy.


Canh chua Nam Bộ
Nếu là tháng 6 tháng 7, bạn cũng đừng lo, mùa này là con nước tép bạc. Tép bạc đất mà nấu canh chua bạc hà, giá, đậu bắp thì còn gì ngon bằng. Mùa hè me thay lá, trên cành xanh mướt lá non, ai mà nhanh tay tuốt vài nhánh lá mang về nấu với lươn hay cá chốt thì tuyệt cú mèo. Đất Nam bộ cũng là đất lắm cá tôm, buổi chiều xách cây cần câu ra cắm ở đầu mương nào có tiếng cá quẫy, sáng ra được ngay một anh trê hay lóc tươi rói, bứt trong vườn vài ngọn rau nhút, rau muống hay nhổ vài cọng bông súng, bông lục bình thì coi như  hôm đó được một bữa canh chua nóng sốt, đậm đà hương vị đồng quê. Một ngày mưa  không đi chợ, trong nhà có chút cá khô mà nấu cùng bắp chuối (hoa chuối) bẻ trong vườn nhà thì cũng được một bữa ấm bụng.


Người Nam bộ không ăn uống cầu kỳ nhưng có những món bắt buộc phải nêm đúng gia vị của nó thì món ăn khi hoàn thành mới nổi bật đúng giá trị. Ví như canh chua giá, bạc hà, đậu bắp thì ngoài rau quế, ngò gai cần phải nêm thêm vài lá tần dày lá thì tô canh chua có giá lên hẳn, hay canh chua bắp chuối với cá khô thì phải nêm thêm rau om và tí ớt.
Ngày hè oi bức thưởng thức tô canh chua bốc khói nghi ngút cùng một dĩa nước mắm trong dầm trái ớt, thêm ít cá kho tộ vô nữa thì khoan khoái vô cùng, cái nóng, cái nực bực bội của phương Nam nắng gió sẽ bay hết veo.

(Theo  Caudulich)

3 món ăn giải nhiệt từ mướp

Mùa hè là mùa của mướp, chị em thỉnh thoảng hãy nấu các món ăn của mướp để thay đổi khẩu vị cho cả nhà nhé!


Canh mướp nấu tôm
Mướp đã vào mùa, hãy thêm vào thực đơn gia đình mình món canh mướp nấu tôm nhé chị em.
Nguyên liệu:
- Mướp hương: 02 quả
- Tôm: 200 g
- Nấm đông cô: 10 tai
- Hành tím: 1 củ
- Hành hoa: 1 nhánh
- Nước dùng gà (xương) nếu thích
- Gia vị: dầu ăn, bột nêm, mì chính.


Cách làm:
- Mướp gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, hành hoa cắt gốc rửa sạch cắt khúc.
- Tôm bóc bỏ lớp vỏ ngoài và phần đầu. Phi thơm hành tím với chút xíu dầu ăn cho tôm vào xào. Nêm 1 thìa súp cho tôm ngấm gia vị.
- Cho phần nước dùng gà vào đun sôi rồi thả nấm đông cô đã ngâm rửa sạch vào đun tiếp khoảng 2 phút. Nêm gia vị vừa miệng.


- Tiếp đến cho mướp vào đun sôi khoảng 2 phút hay khi thấy mướp vừa chín tới là được. Cho ít hành hoa cùng mì chính và tắt bếp rồi cho canh mướp nấu tôm ra bát.
Canh mướp nấu tôm có phần nước ngọt mát rất thích hợp cho những ngày nắng nóng. 

Mướp xào giá đỗ

Thỉnh thoảng chị em hãy làm món mướp xào giá đỗ đơn giản nhưng trôi cơm vô cùng cho cả nhà nhé!

Nguyên liệu:

- Mướp non: 2 quả vừa
- Giá đỗ: 200 g
- Thịt nạc: 100-150 g
- Hành khô: 1-2 củ
- Hành lá
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính.



Cách làm:
- Giá đỗ, hành hoa rửa sạch để ráo.
- Mướp gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.
- Thịt lạc thăn rửa sạch thái mỏng.
- Phi thơm hành với dầu ăn cho thịt vào xào vừa chín tới, nêm ½ thìa bột canh rồi cho thịt đã xào ra đĩa.
- Vẫn chảo đó cho mướp vào xào sơ, nhanh tay cho giá đỗ vào xào cùng.


- Nêm gia vị vừa miệng. (Vì mướp và giá đỗ đều rất nhanh chín vì vậy bạn nên xào với lửa lớn và không nên để lâu).
- Cuối cùng cho thịt đã xào vào đảo thêm lần nữa, cho thêm ít hành hoa  cùng mì chính. Tắt bếp cho mướp xào giá đỗ ra đĩa hoặc bát tùy ý.
Mướp xào giá đỗ ăn nóng hay nguội cũng đều rất ngon. Vào hè làm mướp xào giá đỗ thanh mát, hạ bớt cái nắng gắt bạn nhé.
Lòng gà xào mướp hương
Mướp hương thơm ngào ngạt cùng với lòng gà giòn giòn sẽ khiến bữa cơm thêm ngon.
Nguyên liệu: 
- Lòng gà: 2 bộ
- Mướp hương: 2 quả
- Hành hoa: 2 nhánh
- Dầu ăn
- Bột nêm, súp, mì chính


Cách làm: 
- Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Lòng gà sau khi làm sạch ướp gia vị với 1 thìa hạt nêm, hành băm nhỏ.
- Phi thơm hành với chút xíu dầu ăn cho lòng gà vào xào chín. Sau đó xúc lòng gà ra đĩa.
- Vẫn chảo đó thêm chút dầu ăn cho mướp hương vào xào nhanh tay, nêm chút xíu gia vị.
- Cuối cùng cho lòng gà vào xào đảo đều, nêm gia vị vừa miệng. 
- Thêm chút hành hoa thái nhỏ và chút mì chính.
Tắt bếp cho lòng gà xào mướp ra đĩa ăn cùng với cơm trắng. 
Theo Eva