dich vu sua nha dep

Đặc Sản Quê Hương Việt Nam

Khám phá nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam

Đặc Sản Ba Miền

Các món ăn ngon nổi tiếng rất đặc trưng của các vùng miền trên quê hương

Âm Thực Và Sức Khỏe

Những công dụng bất ngờ từ các món ăn cho sức khỏe của bạn

Công thức nấu ăn ngon

Cách nấu ăn ngon thật ngon và hấp dẫn để cả nhà cùng thưởng thức

Khám Phá

Khám phá những nét văn hóa trên quê hương Việt Nam

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Giải nhiệt ngày hè bằng thực phẩm

Thực tế ăn uống cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt, đánh bay cái nóng của mùa hè và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm sau có thể giúp bạn làm được điều tuyệt vời đó:
1.Rau
-Rau diếp cá
Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, rất hữu hiệu trong việc giải nhiệt ngày hè.
Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu và sát trùng. Với tác dụng đó, diếp cá làm mát huyết trong cơ thể nên có thể trị được mụn nhọt, mẩn ngứa.
Rau diếp cá có thể được dùng để hạ nhiệt cho trẻ sốt mà không muốn dùng Tây y, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược.
Rau riếp cá
-Mồng tơi
Mồng tơi còn có tên gọi khác là lạc quỳ, có 2 loại: màu xanh và tía. Loại màu tía tốt hơn, có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát, tác dụng lưu thông huyết mạch, lợi tiểu và nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon.
Canh rau mồng tơi
Mồng tơi thường dùng trị liệu các chứng như huyết vận hay huyết tụ, dùng mồng tơi tía giã nát, pha giấm thanh, đắp lên chỗ huyết vận, huyết tụ. Hay trị đau mắt: lấy quả mồng tơi chín, ép lấy nước, nhỏ vào mắt ngày 3 - 4 lần. Hoặc trị táo bón: tối trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau mồng tơi luộc.
-Rau dền
Có 2 loại dền xanh và dền tía, có vị ngọt, thơm, tính mát. Với dược năng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần, mồng tơi giúp trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Được dùng luộc hay nấu canh ăn hằng ngày, có thể phơi khô, nấu nước uống.
Dùng trị tăng huyết áp: lấy dền tía khô 15g, lá cối xay 10g, hạt muồng láng 10g, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Dùng lọc máu: dền tía khô 15g, cỏ mần chầu 15g, nấu nửa lít nước, uống hằng ngày. Trị nhọt lở: hoa dền tía 20gr, hoa mào gà 20gr, nấu 1 ly nước 100ml, rửa mụn. Có thể giã sống, đắp vào chỗ sưng lở.
-Rau má
Rau má có vị thơm, đắng, không độc, tính mát. Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, gan nhiệt.
Có thể giã sống, pha đường uống mỗi lần 40 - 50g hay luộc ăn hoặc phơi khô  nấu nước uống, mỗi lần 20g. Nhọt độc sưng đau nhai lá rau má tươi, đắp trên chỗ sưng đau. Trị kiết lỵ, tiểu đục, sạn thận lấy lá tươi giã lấy nước cốt, pha đường uống mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần. Hành kinh đau bụng, đau lưng: lá má khô 20g tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi ngày 2 lần lúc đói, trong 3 ngày.
2.Củ, quả
- Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
muop dang
Mướp đắng
-Cà chua: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng....
-Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
-Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
3.Trái cây
-Dưa hấu, dưa chuột, cà chua...
Có một trữ đủ sẽ giải lý do dưa hấu, dưa chuột được "chào đón" trong mùa hè là nhờ hàm lượng nước cao giúp giữ cho cơ thể đủ nước. Dưa chuột, cần tây, rau diếp, cà chua…là những “ứng cử viên” tốt cho ngày hè. Để “hưởng” trọn lợi ích tối ưu, bạn nên sử dụng nó làm các món nộm, gỏi, salad. Bên cạnh đó, nhớ hạn chế các loại hoa quả nhiều đường khiến bạn dễ “háo nước” hơn.
dua chuot
Dưa chuột
-Chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
-Mía: Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
-Dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
4.Trà
Có một thói quen sai lầm mà nhiều người phạm phải là ăn kem hoặc uống nước lạnh để hạ nhiệt cơ thể nhanh. Bởi vì ăn kem làm giảm nhiệt độ trong dạ dày và đường ruột, có thể gây ra tiêu chảy hay đau bụng do lạnh. Trong khi đó, đồ uống thường là nước ngọt, nước uống có ga có thể làm tổn thương lá lách, dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
ly tra thanh mat
Ly trà thanh mát
Lựa chọn hàng đầu không phải là đồ uống lạnh mà là nước trà bình thường. Lá trà sạch giàu kali, vừa giúp giải khát lại có tác dụng giảm mệt mỏi. Theo kết quả nghiên cứu của Anh thì khả năng giải nhiệt của nước trà hơn hẳn các đồ uống lạnh, vì vậy, đó là lựa chọn tối ưu khi bạn muốn giải khát.
Theo Hạ Vy (Đời sống & Pháp luật)

2 món cà ry ngon tuyệt cho bữa cơm gia đình

Cà ry là món ăn quen thuộc của người Ấn Độ. Dưới đôi tay khéo léo của đầu bếp nó đã trở nên hấp dẫn và cực kỳ lôi cuốn.
Cà-ry sườn dừa
Sự cay nồng của ớt, beo béo của nước dừa, vị đậm của cà-ry cùng cách chế biến theo công thức đặc biệt của đầu bếp đã khiến món món Cà-ry sườn dừa trở nên hấp dẫn hơn.
Nguyên liệu:
- 1 cái nấm đùi gà
- 80g nấm đông cô
- 2 củ khoai tây
- 3 tai nấm mèo, 3 cây sả cây cắtkhúc, 1 nhánh hành boa-rô, 1 thìa cà-ry Ấn Độ, 1 thìa cà phê sả băm, 1 thìa cà phê ớt băm.
- Sườn dừa: 1 trái dừa, 3 miếng đậu hũ non, 2 miếng tàu hũ ky tươi, 1 thìa súp hành boa-rô, 1 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê hạt nêm chay, 1 thìa cà phê nước tương, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê cà-ry, 1/5 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê sả băm, 1 thìa cà phê ớt băm, 1/2 thìa cà phê gừng băm, 1 thìa cà phê dầu hào, dầu ăn.

ca-ry suon dua
Món cà-ry sườn dừa
Thực Hiện:
- Sườn dừa: Dừa chặt đôi, nạo lấy cơm dừa. Dùng 1/5 phần cơm dừa thái miếng dày 1cm, dài 7cm, phần còn lại xay nhuyễn, vắt lấy 1 chén nước cốt
- Đậu hũ non, tàu hũ ky băm nhuyễn, vắt ráo, ướp với hạt nêm, nước tương, đường, cà-ry, muối, 1/2 thìa cà phêsả, 1/2 thìa cà phê ớt, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị, vắt ráo. Cho 1 thìa súp bột năng pha loãng vào đậuhũ trộn đều, chia làm những phần bằng nhau. Lấy từng phần đậu hũ vừa trộn bao quanh cơm dừa, bóp chặt thành miếng sườn. Đun nóng dầu ăn, cho sườn chay vào chiên vàng
- Nấm đùi gà, nấm đông cô rửa sạch, chiên sơ, thái sợi. Khoai tây gọt vỏ, cắt khúc vừa ăn, chiên sơ. Nấm mèongâm nở, cắt gốc, thái sợi. Sả cây bỏ vỏ ngoài, chặt khúc 5cm. Phi hành boa-rô, sả, ớt còn lại với dầu, cho cà-ry vào đảo đều, cho khoai tây, nấm vào xóc đều. Thêm khoảng 3 chén nước vào nấu trên lửa vừa khoảng 20 phút, hỗn hợp sôi trở lại thả sườn dừa và cho nước cốt dừa vào, khuấy đều, tắt bếp
- Dọn cà-ry sườn dừa dùng nóng với bánh mì.

Mách Nhỏ: Nấm đùi gà, nấm đông cô chiên sơ trước sẽ giúp cho nấm sau khi nấm được dai, thơm hơn.
Cà ry ốc biển

Sản vật từ biển khơi là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Từ những con cá ngừ đại dương to lớn tới ốc biển nhỏ bé đều có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.


Nguyên liệu: 

- 250g ốc giác
- 3 trái chuối xanh
- 200g khoai môn
- 2 thìa cà phê cà ry vàng, 200g dừa nạo, 2 nhánh sả, 1 củ gừng, 3 trái ớt sừng, 2 củ hành tím
- Bánh mì, muối tiêu chanh ăn kèm
- Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu xay, dầu ăn.
ca-ry suon dua
Món cà ry ốc biển


Các bước thực hiện: 

- Ốc giác rửa cho hết đất cát, ngâm qua đêm cho nhả hết nhớt, rửa lại thật sạch.
- Gừng cạo vỏ, thái lát.
- Cho ốc vào nồi luộc chín cùng với gừng, vớt ra để ráo nước, nếu ốc quá to có thể cắt đôi.

- Chuối xanh gọt vỏ, ngâm vào nước pha muối loãng để không bị đen, cắt khúc lớn.
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc. Dừa cho nước ấm vào vắt lấy nước cốt.
- Sả đập giập, băm nhuyễn phần gốc. Ớt cắt lát. Hành tím lột vỏ, thái nhuyễn.

- Làm nóng dầu ăn, cho sả băm vào phi thơm, trút ốc giác, ớt, hành tím vào xào sơ, cho sả cây đập giập và bột cà ry vào đảo đều, đổ nước dừa vào nấu sôi, hạ lửa vừa, cho chuối xanh, khoai môn vào đun sôi nhỏ lửa, nêm muối, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu vừa ăn.
- Đun đến khi hỗn hợp sánh lại, khoai môn nhừ là được.
- Dọn cà ry ốc giác ra đĩa, ăn kèm với bánh mì và muối tiêu chanh.

Mách nhỏ: Ốc phải ngâm cho nhả hết cát. Khi lấy ốc ra khỏi vỏ cần nhẹ tay, tránh làm vỡ mật, món sẽ bị đắng, mất ngon. Ngoài ốc giác có thể dùng ốc khế, ốc giấm... để thay đổi khẩu vị.
Chúc các bạn thực hiện thành công 2 món cà ry ngon tuyệt này nhé!

Theo Món ngon Việt Nam

Cà tím cuộn thập cẩm cực hấp dẫn

Món cà tím nướng rồi cuộn với cà rốt và hành rất thích hợp để làm món khai vị.
Nguyên liệu:
- 2 quả cà tím cỡ trung bình
- 1 củ cà rốt lớn
- 1 cây hành lá lớn, hoặc một củ hành tây vàng, nhỏ
- 1 củ tỏi to
- Dầu ăn
- 3 muỗng canh xốt cà chua
- 1 muỗng canh mayonnaise
- Muối và hạt tiêu
Cách làm:
Cà tím rửa sạch dưới vòi nước lạnh. Cắt nó thành các lát dọc hoặc ngang theo thân quả có độ dày 0,75cm.

Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 450oF, đặt các lát cà lên tấm nướng. Phết dầu lên cả hai mặt lát cà. Rắc lên trên một ít muối. Nướng cà cho đến khi cà tím mềm, trong khoảng 5 phút.


Cà rốt rửa sạch và bào nhỏ. Hành và tỏi làm sạch, thái nhỏ.

Làm nóng chảo ở ngọn lửa vừa với 2 muỗng canh dầu ăn. Cho cà rốt và hành tây vào xào cho đến khi mềm, thêm xốt cà chua, mayonnaise rồi tiếp tục đảo đều. Cuối cùng thêm tỏi, hạt tiêu và muối.


Xúc một ít hỗn hợp cà rốt xào vào một miếng cà tím nướng rồi cuộn cà lại rồi thưởng thức thôi.


Với những cà tròn, cho nhân vào giữa rồi gập hai mép miếng cà lại.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món cà tím cuộn thập cẩm nhé!
Theo Kẹo Sữa (Eva.vn/M Dish)

Cà tím nhồi thịt bò, sò điệp xốt hoa tiêu

Món cà tím nhồi thịt bò đậm vị, thơm ngon chắc chắn sẽ khiến nồi cơm nhà bạn hết veo.
Nguyên liệu:
- Cà tím: 150g
- Thịt bò: 100g
- Sò điệp: 100g
- 15g hoa tiêu, 5g húng quế, 2g ngò, 1 thìa cà phê hành tím băm, 1 thì cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa súp dùa hào, 100ml dầu ăn, 1 thìa cà phê bột năng, ớt chuông xanh, đỏ, vàng trang trí.
ca tim nhoi thu bo, so diep xot hoa tieu
Món cà tím nhồi thịt bò, sò điệp xốt hoa tiêu siêu hấp dẫn
Thực hiện:
- Cà tím cắt khúc 4cm, bỏ ruột, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Thịt bò rửa sạch, ướp với chút muối, tiêu, để thấm, xay nhuyễn. Sò điệp rửa sạch, tách lấy cồi, băm nhuyễn. Húng quế, ngò, rửa sạch, thái nhuyễn.
- Trộn đều thịt bò xay, sò điệp với húng quế, ngò, nêm muối, ½ dầu hào, đường, bột ngọt vào, quết lại cho mịn. Nhồi hỗn hợp thịt bò, sò điệp vào cà tím, làm lần lượt cho đến hết nguyên liệu.
- Làm nóng dầu ăn, cho cà vào chiên vàng hai mặt thịt, trút ra đĩa. Dùng lại chảo, phi thơm hành tím, cho tiêu vào xào thơm, cho dầu hào, bột ngọt, đường, muối tiêu cùng 100ml nước lọc vào đun sôi, sau đó cho cà tím vào hầm lửa nhỏ trong 15 phút, tắt bếp.
- Xốt hoa tiêu: Vớt cà tím ra, dùng lại nước hầm cà tím, đun sôi trở lại, cho hoa tiêu vào xào thơm, trước khi tắt bếp cho bột năng khuấy với nước vào tạo độ sệt.
- Dọn cà tím ra đĩa, trang trí với ớt chuông 3 màu, rưới xốt lên trên, dùng nóng.
Mách nhỏ: Để cà tím không bị thâm, sau khi thái miếng nên ngâm vào nước muối pha loãng cho cà ra hết nhựa. Ngoài thtij bò có thể thay thế thịt heo băm để nhồi.
Chúc các bạn thực hiện thành công món cà tím nhồi thịt bò, sò điệp xốt hoa tiêu này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam