dich vu sua nha dep

Đặc Sản Quê Hương Việt Nam

Khám phá nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam

Đặc Sản Ba Miền

Các món ăn ngon nổi tiếng rất đặc trưng của các vùng miền trên quê hương

Âm Thực Và Sức Khỏe

Những công dụng bất ngờ từ các món ăn cho sức khỏe của bạn

Công thức nấu ăn ngon

Cách nấu ăn ngon thật ngon và hấp dẫn để cả nhà cùng thưởng thức

Khám Phá

Khám phá những nét văn hóa trên quê hương Việt Nam

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Nguyên lý Âm - Dương trong ẩm thực

Có thể nói triết lý âm - dương ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và văn hoá ẩm thực của nhiều quốc gia phương Đông. Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến những quy tắc cơ bản như: “trong bếp thì không đặt bể cá” hay “trời lạnh bị cảm ta thường ăn thêm gừng cho nóng người và ra mồ hôi…”.
Âm - Dương trong ẩm thực
Để biết một số thực phẩm nào đó là âm hay dương có thể xem xét dựa trên các yếu tố như: Cách thức thực phẩm phát triển bao gồm cả tốc độ và hướng; nơi thực phẩm sinh trưởng ở khí hậu phía Bắc hay miền Nam; hàm lượng kali và natri trong nó; tác động của thực phẩm trên cơ thể. Theo đó, thực phẩm tính âm có xu hướng trương nở, lạnh tẽo, nhiều nước và mềm. Còn thực phẩm có xu hướng co rút, ấm nóng, khô và cứng lại được xem là đặc điểm cơ bản của tính dương. Và nếu như đường trắng, sữa động vật, rượu bia, trái cây nhiệt đới… được xem là thực phẩm tiêu biểu thuộc nhóm cực âm thì muối, thịt, trứng là những thực phẩm tiêu biểu của nhóm cực dương.

Nguyên lý Âm - Dương trong ẩm thực
Theo y học cổ truyền, sức khoẻ là một trạng thái cân bằng mà trong đó việc lựa chọn thực phẩm được xem là chìa khoá quan trọng cho vấn đề này. Cân bằng dinh dưỡng từ góc độ âm - dương khác xa với dinh dưỡng phương Tây. Bởi nếu như khoa học dinh dưỡng hiện đại dựa trên hiểu biết thành phần hoá học của thực phẩm và các con đường sinh hoá của cơ thể, định lượng chất dinh dưỡng, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thì cân bằng dinh dưỡng dựa trên góc độ âm - dương lại dựa trên mức độ tương quan với thể trạng của mỗi người.
Nguyên lý Âm - Dương trong ẩm thực
Cơ thể chúng ta chỉ có thể phát triển khoẻ mạnh nếu đạt đến sự cân bằng. Chính vì lẽ đó mà khi ăn những món trong nhóm thực phẩm cực dương có thể sẽ đòi hỏi phải ăn thêm nhóm thực phẩm cực âm để cân bằng. Đó là lý do nhiều ngừi theo chế độ ăn giảm cân (ăn nhóm thực phẩm cực dương nhiều) thì sẽ rất them trái cây. Nhóm thực phẩm dương gồm nhiều chất protein phức, đối nghịch với đường ở cực âm. Khi nhu cầu đó của cơ thể không được thoả mãn, buộc long cơ thể phải rút khoáng chất trong xương và nội tạng ra để đạt được cân bằng âm - dương hoặc cân bằng axit - kiềm theo quan điểm phương Tây. Khi lượng dự trữ cạn kiệt thì những bệnh thuộc dạng thoái hoá sẽ xuất hiện, cơ thể sẽ báo hiệu đau nhức, sưng, sốt cho chúng ta biết nó đang có vấn đề.
Nguyên lý Âm - Dương trong ẩm thực
Đau ốm bệnh tật không có gì khác ngoài mất cân bằng do một vài nhân tố nào đó. Như vậy ăn đơn giản là tốt nhất. Bằng chứng là các bác sỹ Đông y thường khuyến cáo bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống để khôi phục lại sự cân bằng lành mạnh giữa âm và dương trong cơ thể. Ví dụ, nếu bạn đang bị chứng ợ chua do tiêu thụ quá nhiều gia vị (dương), cách điều trị thông thường là sử dụng thuốc kháng acid thì hãy mang về nhà một “toa thuốc” gồm các loại trà thảo dược để cân bằng tính âm. Tương tự như vậy, ho hay cúm có khả năng được điều trị bằng việc thay đổi chế độ ăn uống thay vì dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho.
Do đó, tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người, khi bệnh có thể giảm hoặc kiêng bớt cá, chat béo, đường, trái cây. Các nhân tố như áp suất, lửa và thời gian chế biến cũng ảnh hưởng lớn đến đặc tính âm - dương của thực phẩm. Chúng ta cũng có thể phân loại thực phẩm theo màu sắc. Các màu tím xanh và trắng trên rau quả thiên về âm. Các thực vật vàng nâu và đỏ thiên về dương. Từ đó chúng ta cần phải thường xuyên duy trì tỷ lệ âm - dương cho cân bằng khi chế biến xào nấu và pha trộn chúng vào nhau. Ví dụ nếu ta nấu thức ăn gần thịt, trứng và các thức ăn động vật mang tính dương cao yêu cầu chúng ta phải gia giảm một lượng tương đối các thức ăn âm như hoa quả, đường, rau, rượu vang để thiết lập sự cân bằng. Dù sao thì cũng rất khó để cân bằng những bữa ăn nhiều thức ăn như vậy.
Hầu như không có thực phẩm nào là hoàn toàn âm hoặc dương, đây là lý do vì sao không có thoả thuận hoàn chỉnh giữa các chuyên gia khi đưa thực đơn kết hợp hoàn hảo. Đồng thời, đó cũng là cách thức để chúng ta có thể kết hợp và tạo nên những món ăn đa dạng, phù hợp với nhu cầu của từng người.
Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt
Nguyên lý Âm - Dương trong ẩm thực
Cũng giống như các quốc gia phương Đông khác, từu bao đời nay, người Việt đã biết kết hợp hài hoà các nguyên liệu để tạo ra những món ăn có lợi và tốt nhất cho sức khoẻ. Đó chính là triết lý âm - dương ngũ hành trong ẩm thực. Nhờ vào lợi thế là một quốc gia nông nghiệp lua nước, cư dân người Việt đã tạo nên một nền ẩm thực vô cùng phong phú không chỉ ở số lượng các món ăn mà cả ở sắc thái văn hoá giao tiếp ứng xử qua ẩm thực. không chỉ ăn no, ăn ngon, người Việt cũng đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm - dương trong ẩm thực, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau, đó là: bảo đảm hài hoà âm dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
Để tạo nên các món ăn có sự cân bằng âm - dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: hàn (lạnh, âm nhiều, hành thuỷ); nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hoả); ôn (ấm, dương ít, hành mộc); lương (mát, âm ít, hành kim); bình (trung tính, hành thổ) hay cũng có thể phân biệt như sau: chua thuộc mộc, đắng thuộc hoả, ngọt thuộc thổ, cay thuộc kim và mặn thuộc thuỷ.
Khi chế biến thức ăn, người Việt luôn tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hoá khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm - dương, thuỷ - hoả. Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khoẻ và ngon miệng. Chẳng vậy mà rau răm, gừng cay là nhiệt (dương) được ăn kèm với trứng lộn (hàn) thì ngon miệng, dễ tiêu hoá. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm ngon.
Nguyên lý Âm - Dương trong ẩm thực
Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt còn thể hiện ở việc bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người Việt Nam sử dụng thức ăn như là các loại thuốc để trị bệnh, chính vì thế mới có tên gọi thuốc Bắc, thuốc Nam. Theo quan niệm của nguồi Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể mất quân bình âm dương, hàn nhiệt và thức ăn chính là các vị thuốc để trị bệnh. Chính vì vậy mới có tên gọi thuốc Bắc, thuôc Nam. Theo quan neiemj của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, hàn nhiệt và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh. Những vị thuốc có giá trị chữa bệnh rất coa đó chính là gừng, tỏi và các loại như vừng, hạt sen, ngó sen, long nhãn, táo, nho... Vì vậy, nếu người bệnh do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, cảm mạo uống nước gừng, cháo hành hoa, nước ngân hoa,... sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)...
Một trong những triết lý âm dương nữa trong văn hóa ẩm thực Việt là bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, màu hè nóng (nhiệt - hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm - hành thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ tiêu hóa vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn - âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương) như các món xào, rán, kho...
tóm lại có thể khẳng định, văn hóa ẩm thực Việt chính là sự hòa quyện của sự cân bằng âm dương, hàn nhiệt. Hầu như các đồ ăn thức uống của người Việt ở bất cứ đâu, vùng miền nào cũng ít nhiều thể hiện triết lý này. Ngày nay, sự phát triển của xã hội , đồ ăn thức uống phong phú, đa dạng, con người hưởng thụ tốt hơn. Do đó, quan niệm triết lý âm dương, ngũ hành càng được quan tâm hơn để đảm bảo sức khỏe. 
(Món ngon Việt Nam)

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Bữa tiệc thịnh soạn cho ngày cuối tuần

Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại thực phẩm tươi ngon. Những trái lành ấy qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp đã biến thành một bữa tiệc thịnh soạn, đậm hương, đậm vị để chiêu đãi vị giác của bạn.
Bò cuộn nấm kim châm
Nguyên liệu:
- Thịt bò: 300g
- Nấm kim châm: 200g
- Tỏi băm: 1 thìa súp
- Hành tây băm: 1 thìa súp
- Hành lá: 4 cây
- Sữa tươi: 100ml
- Rượu vang trắng: 1 thìa súp
- Demi-glace: 1 muỗng cà phê
- Nước dùng: ½ chén
- Hạt nêm, dầu ăn.

Bữa tiệc thịnh soạn cho ngày cuối tuần
Thực hiện:
- Bò rửa sạch, cắt lát mỏng 4cm x 8cm, dần mềm, ướp với bột nêm khoảng 5 phút. Nấm và hành rửa sạch, cắt bỏ gốc, trụng qua nước sôi, để ráo.
- Trải miếng thịt bò ra đĩa, cho nấm vào giữa, cuộn tròn lại dùng dành buộc nơ ở giữa. Làm nóng chảo dầu, cho bò cuộn vào chiên áp chảo chín đều 2 mặt.
- Đun sôi nước dùng trên bếp, sau đó cho sữa tươi vào khuấy đều. Tiếp tục cho demi-glace, rượu vang và tiêu sọ khuấy đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Dọn bò cuộn nấm kim châm ra đĩa, rưới xốt lên trên, trang trí. Dùng nóng.
Gỏi sò huyết kiểu Thái
Nguyên liệu:
- Sò huyết: 500g
- Hành tây: 150g
- Hành tím: 50g
- Sả: 2 cây
- Chanh, đường, nước mắm, ớt xay, ớt, bánh phồng tôm
Bữa tiệc thịnh soạn cho ngày cuối tuần
Thực hiện:
- Sò huyết rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi. Sau đó tách vỏ lấy thịt.
- Hành tây, hành tím và sả rửa sạch, bào mỏng, ngâm nước lạnh vài phút cho bớt mùi hăng, để ráo nước.
- Nước trộn gỏi: Hòa tan đường, nước mắm, ớt xay và chanh trong chén, nêm nếm vừa ăn.
- Cho sò huyết, hành tây, hành tím và sả vào tô, trộn đều tất cả các nguyên liệu với nước mắm chua ngọt.
- Dọn gỏi sò huyết ra đĩa, trang trí, dùng kèm với bánh phồng tôm.
Chả giò
Nguyên liệu:
- Bánh bò bía: 8 miếng
- Tôm sú: 100g
- Mực lá: 100g
- Bắp hạt: 100g
- Xốt mayonnaise: 4 thía súp
- Bột chiên xù: 200g
- Trứng gà: 2 quả
- Bột mì: 100g
- Muối, tiêu, đường, bột ngọt, dầu ăn.
Bữa tiệc thịnh soạn cho ngày cuối tuần
Thực hiện:
- Tôm và mực rửa sạch, sau đó cho vào nồi luộc chín. Vớt ra để nguội, tôm lột bỏ vỏ, sau đó thái hạt lựu tôm và mực.
- Bắp rửa sạch, để ráo nước, cho vào tô trộn đều với tôm, mực và xốt mayonnaise. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Trải bò bía ra đĩa, cho hỗn hợp nhân vừa làm vào giữa, sau đó gói tròn lại.
- Trộn đều hỗn hơp trứng và bột, nhúng chả giò vừa gói vào rồi gắp ra lăn qua bột chiên xù.
- Làm nóng chảo dầu, cho chả giò vào chiên chín vàng đều. Vớt ra để ráo dầu.
- Dọn chả giò ra đĩa, trang trí, chấm kèm tương cà, tương ớt.
Cá chẽm xốt ngũ liêu
Nguyên liệu:
- Cá chẽm phi-lê: 600g
- Trứng gà: 1 quả
- Bột mì: 50g
- Nấm mộc nhĩ, nấm hương, ớt tươi, cà rốt, gừng, hành hoa, cần, hạt tiêu, muối, đường, nước mắm, rượu trắng.
Bữa tiệc thịnh soạn cho ngày cuối tuần
Thực hiện:
- Cá chẽm rửa sạch, ướp hạt nêm và hạt tiêu để thấm.
- Cà rốt, hành tây, gừng và ớt rửa sạch, thái chỉ. Nấm mộc nhĩ và nấm hương ngâm cho nở, rửa sạch, để ráo, tháo sợi chỉ.
- Đánh tan trứng gà trong chén, nhúng từng miếng cá vào trứng, sau đó lăn qua bột mì. Làm nóng chảo dầu, khi dầu sôi già cho cá vào chiên chín vàng đều 2 mặt, vớt ra để ráo.
- Phi thơm hành trong chảo, cho mộc nhĩ và nấm hương vào xào, cho tiếp gừng, ớt và cà rốt vào đảo sơ. Khuấy tan bột năng trong chén nước, sau đó đổ vào chảo, đảo đến khi nước xốt sền sệt lại, tắt bếp.
- Dọn cá chẽm ra đĩa, rưới nước xốt lên trên, trang trí. Dùng nóng.
Cơm chiên sò điệp trái thơm
Nguyên liệu:
- Thơm: 1 trái
- Cồi sò điệp: 200g
- Trứng gà: 2 quả
- Cơm trắng: 300g
- Cà rốt: 50g
- Đậu Hà Lan: 50g
- Muối, tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.
Bữa tiệc thịnh soạn cho ngày cuối tuần
Thực hiện:
- Thơm rửa sạch, cắt đầu theo chiều ngang, khoét lấy ruột cắt hạt lựu.
- Sò điệp, đậu Hà Lan và cà rốt rửa sạch. Trụng sò điệp, đậu Hà Lan và cà rốt qua nước sôi, rồi cắt hạt lựu với ruột thơm.
- Làm nóng chảo dầu, phi thơm tỏi, sau đó cho sò điệp, đậu Hà Lan, cà rốt và thơm vào xào sơ qua, nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó cho tiếp trứng gà đánh tan, rồi đến cơm vào chảo, đảo đều lên, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, tắt bếp.
- Múc cơm ra trái thơm tỉa sẵn, trang trí cho đẹp mắt trên dĩa. Dùng nong.s
Đùi gà nhồi thịt chiên giòn
Nguyên liệu:
- Giò sống: 70g
- Gà góc tư: 1 đùi
- Bún tàu: 1 khoanh tròn nhỏ
- Nấm mèo: 2 tai
- Ngò rí: 3 cây
- Tỏi phi: 1 thìa cà phê
- Hạt nêm, xốt xí muội, xà lách, dầu ăn, bánh bao.
Bữa tiệc thịnh soạn cho ngày cuối tuần
Thực hiện:
- Đùi gà rửa sạch, rút xương, lật bên trong ra ngoài. Sau đó ướp hành tím và hạt nêm vào, để thấm.
- Nấm mèo rửa sạch, ngâm mềm, cắt sợi. Bún tàu cắt nhỏ. Sau đó trộn đều hỗn hợp giò sống, bún tàu và nấm mèo trong tô, nêm nếm gia vị vừa ăn, nhồi nhân vào đùi gà.
- Làm nóng chảo dầu, cho đùi gà vừa nhồi vào chiên ngập dầu đến khi chín vàng.
- Dọn đùi gà nhồi thịt ra đĩa, trang trí ngò và ớt thái sợi. Dùng kèm với xốt xí muội và bánh bao chiên.
Chúc các bạn thực hiện thành công bữa tiệc thịnh soạn này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam

Phi lê điêu hồng xào dưa cải

Dưa cà, dưa muối vốn là món ăn dân dã của người Việt, càng ngon miệng hơn khi kết hợp với cá điêu hồng.

Nguyên liệu: 

- 1 con cá điêu hồng (400g)
- 20g cải chua
- 2 quả cà chua, 1/2 củ cà rốt, 30g hành lá, 2 thìa cà phê hành tím băm
- 1/2 thìa súp bột mì
- 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn, 30ml nuớc dùng.
Phi lê điêu hồng xào dưa cải

Các bước thực hiện: 

- Cá điêu hồng làm sạch, lạng phi lê, cắt miếng vừa ăn. Ướp cá với đường, nước mắm, tiêu, hạt nêm, bột ngọt, để khoảng 10 phút cho thấm gia vị.

- Cải chua cắt khúc vừa ăn. Cà chua chẻ múi cau. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt khoanh mỏng.
- Làm nóng dầu, phi thơm hành tím băm, cho cá vào xào săn, cho cải chua, cà rốt, nước dùng vào xào khoảng 4 phút, cho bột mì hòa với ít nước lạnh, cà chua và hành lá cắt khúc vào đảo đều.
- Múc ra đĩa, rắc lên ít tiêu, dùng nóng.


Mách nhỏ: 

- Khi ướp cá nên cho đường vào trước, để 10 phút cho cá cứng rồi mới cho hạt nêm, nước mắm, tiêu vào ướp chung.
- Xào nhẹ tay để cá không bị nát, mất ngon.
Chúc các bạn thực hiện thành công món phi lê điêu hồng xào dưa cà này nhé!

Theo Món ngon Việt Nam

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàng

Ngay tại nhà chị em cũng có thể làm món đùi gà chiên giòn kiểu KFC cho các bé thưởng thức nhé!

Nguyên liệu:
- 400 ml sữa tươi
- 6 cái đùi gà (loại không quá to)
- Tiêu, muối
- 250 gr bột mì
- 2 quả trứng gà
- 100 gr bột chiên xù
- 100 gr cornflakes (bán ở siêu thị rất nhiều) (nguyên liệu này được làm từ ngô, ngô luộc xong đem xay, rồi chiên giòn và đập vụn ra)
- Dầu ăn
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn

 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn
Thực hiện:
Bước 1: Đùi gà rửa sạch để ráo. Cho sữa tươi ra tô, cho vào tô sữa 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu hòa đều, rồi cho đùi gà vào. Ướp 20 phút.
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn


Bước 2: Bột mì cho ra đĩa. Trộn vào bột ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê tiêu. Bột chiên xù cũng cho ra đĩa. Trứng gà vào tô, đánh tan. Bột chiên xù, corn flakes trộn chung với 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối trong 1 cái đĩa.
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn

Bước 3: Lấy đùi gà ra khỏi tô sữa, lăn từng cái đùi gà qua bột.
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn

Lăn hết đùi gà qua bột rồi, bạn lại nhúng đùi gà trở lại tô sữa.
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn

Bước 4: Sau đó, lăn gà qua bột lần nữa rồi nhúng gà vào tô trứng và tiếp tục lăn qua đĩa hỗn hợp bột chiên xù - cornflake. Cứ thế làm hết chỗ đùi gà còn lại.
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn

Bước 5: Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng, nhẹ nhàng cho từng cái đùi gà vào chiên với lửa vừa, thỉnh thoảng trở gà cho gà vàng đều.
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn


Khi gà vàng, chín gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn


Xếp gà ra đĩa, rồi ăn kèm với tương ớt hoặc sốt cà chua nhé!
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn
Món này ăn nóng rất ngon. Với cách làm đơn giản như thế này, nhưng bạn lại có món KFC ngon tại nhà rồi đấy.
 Đùi gà chiên giòn ngon như ngoài hàn

Hãy làm ngay cho gia đình bạn thưởng thức, chúc bạn và gia đình ngon miệng với đùi gà chiên!
Theo Eva

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Thực đơn ngon, lạ cho bữa cơm gia đình

Từ những nguyên liệu quen thuộc như thịt gà, nấm, thịt bò... chỉ cần một chút sáng tạo và khéo léo là bữa cơm gia đình bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Gà xào hạt dẻ trộn điều
Nguyên Liệu:
- 300g phi lê ức gà
- 20g hạt dẻ
- 20g hạt điều chín
- ½ củ hành tây, ½ trái ớt chuông xanh,1 trái ớt sừng, ½ củ gừng, 2 thìa cà phê tỏi bằm, muối, hạtnêm, dầu hào , dầu ăn.

Thực Hiện:
- Thịt gà rửa sạch, lóc xương, cắt miếng vừa ăn. Đun sôi nước, cho gàvào chần sơ để bớt mùi. Hành tây gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Ớt chuônglạng bỏ hạt, cắt miếng vuông.
- Hạt dẻ luộc chín dùng dao tách vỏ. Gừng gọt vỏ, cắt sợi dài. Ớt sừng cắt sợi.
- Làm nóng dầu ăn, cho tỏi, gừng vào phi thơm sau đó cho gà, hạt dẻvào xào, thêm ớt sừng, ớt chuông, hành tây vào đảo đều. Xào đến khi hạt dẻ ngấm nước mềm, cho dầu hào, hạt nêm, muối vừa ăn, để lửanhỏ vài phút cho thấm gia vị, tắt bếp.
- Trộn hạt điều vào hỗn hợp. Cho gà ra đĩa, dùng nóng với cơm.
 Nấm nướng Buhtan
Hương vị chay Tây Tạng được thể hiện qua tên món ăn lẫn mùi vị. Tuy nhiên để phù hợp với khẩu vị người Việt, người đầu bếp đã sử dụng các gia vị, nguyên liệu thật "cân nhắc". Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy ấm lòng như ở Buhtan khi thưởng thức.

Nguyên liệu: 
- 1 cái nấm đùi gà
- 100g nấm đông cô
- 150g nấm kim châm
- 150g nấm linh chi nâu
- 3 tai nấm mèo
- 1 nhúm lá lốt, 4 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê dầu ăn
- 1 thìa súp hành boa-rô băm nhuyễn, 1 thìa cà phê mè rang, 1/3 thìa cà phêmuối tiêu 
- Bánh tráng mỏng, rau sống, nước mắm chua ngọt, giấy bạc.

Các bước thực hiện: 

- Nấm đùi gà, nấm đông cô rửa sạch, chiên sơ, thái sợi. Nấm kim châm, nấm kim chi nâu bỏ gốc, rửa sạch, để ráo. Nấm mèo ngâm nở, cắt gốc, thái sợi. Lá lốt rửa sạch, thái chỉ

- Làm nóng chảo bằng 1 thìa cà phê dầu ăn, phi thơm hành boa-rô, cho nấm vào đảo đều khoảng 3 phút, trút dầu hào, dầu mè, đường, hạt nêm, muối tiêu vào trộn, nêm nếm vừa ăn. Để chảo trên lửa nhỏ khoảng 5 phút nữa cho thấm gia vị. Tắt bếp, múc nấm vào giấy bạc, cho lá lốt, mè rang lên gói kín lại.

- Đặt nấm lên lò than nướng khoảng 5 phút hoặc đến khi hỗn hợp bên trong sôi, mặt giấy bạc rám nâu là được

- Đặt nấm nướng ra đĩa, dùng kéo cắt túi giấy bạc, dọn nấm nướng Bhutan ăn cùng bánh tráng mỏng, rau sống và nước mắm chua ngọt.

Mách nhỏ: Rửa nấm qua nước lạnh pha tí muối, để ráo trước khi chế biến. Không nướng nấm quá lâu nấm mềm nát mất ngon.
Bò cuộn rong biển sốt tương cay
Nguyên liệu: 
- 150g phi lê bò
- 1 lá rong biển tươi
- 50g cốm dẹp xanh, 50g cà rốt baby, 50g củ cải đỏ baby, 50g măng tây, 50g kim chi, 1 thìa cà phê tỏi xay, 5g mè rang, 1 cái trứng gà
- Muối biển, tiêu xay, bơ fair, dầu ô-liu, tương Hoisin, tương ớt, dầu hào, đường.

Các bước thực hiện: 

- Phi lê bò rửa sạch, cắt thành khối hình vuông  hoặc hình chữ nhật ướp chút muối, tiêu sau đó đem nướng áp chảo với dầu ô-liu, bơ fair. Lưu ý áp chảo lửa lớn cho vàng đều 4 cạnh

- Trứng gà đánh tan. Cốm xanh xay nhuyễn. Trải miếng rong biển, cho bò vào cuộn lại lăn qua trứng, áo với cốm dẹp. Cà rốt, củ cải đỏ, măng tây rửa sạch, luộc sơ ngâm với nước đá lạnh rồi áp chảo với bơ, muối, tiêu

- Xốt tương cay: Phi thơm tỏi, cho tương Hoisin vào cùng với ½ thìa súp nước lọc, nấu thơm sau đó cho tương ớt, dầu hào, ớt bột, đường vừa ăn, sau cùng cho mè rang vào quậy đều rồi tắt lửa

- Làm nóng dầu ăn, cho bò cuộn tẩm cốm vào chiên ngập dầu khoảng 1 phút đến khi cốm giòn, vớt bò ra để ráo dầu, cắt bò ra thấy bên trong vừa chín là được. Cho bò cắt lát vừa ăn ra đĩa, dùng kèm với rau củ, kim chi và xốt tương cay.

Mách nhỏ: Rau củ baby là dạng thực phẩm thường dùng chế biến món Âu. Loại nguyên liệu này không chỉ mang đến hương vị mới lạ mà còn làm món ăn thêm phần sinh động
Chúc các bạn thực hiện thành công thực đơn hấp dẫn này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Ngon, lạ món đùi gà nhồi xôi chiên giòn

Thỉnh thoảng chị em hãy thay đổi thực đơn gia đình với món đùi gà nhồi xôi chiên giòn vừa ngon lại lạ miệng nhé!
Nguyên liệu:
- Đùi gà (khoảng 4 cái)
- Xôi nếp cẩm: 200g
- Bột cumin: 5g
- Gia vị: Hạt nêm, muối, tiêu, đường, dầu ăn.

Món đùi gà nhồi xôi chiên giòn
Món đùi gà nhồi xôi chiên giòn
Thực hiện:
- Đùi gà rửa sạch, lóc bỏ xương, ướp với hạt nêm, ½ bột cumin, để thấm khoảng 20 phút.
- Lấy một ít xôi nếp cẩm nhồi vào đùi gà, dùng tăm hoặc sợi chỉ cột chặt phần đầu lại cho sôi không bị bung ra. Cho đùi gà vào xửng, hấp khoảng 10 phút, lấy ra, để nguội.
- Đun nóng dầu ăn, cho đùi gà vào chiên trên lửa vừa cho thịt chuyển qua màu vàng cánh gián, da gà giòn, vớt ra để ráo dầu.
- Nước xốt tỏi: Dùng lại chảo chiên gà, cho tỏi củ vào chiên vàng. Cho tỏi vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, lươc lại qua rây. Cho nươc xốt tỏi vào nồi, đun sôi, nêm bột cumin, muối, tiêu, đường vừa ăn.
- Thái gà nhồi xôi chiên thành từng khoanh vừa, cho vào đĩa. Dùng kèm với nước xốt tỏi.
Chúc các bạn thực hiện thành công món đùi gà nhồi xôi chiên giòn này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam

Làm mới khẩu vị với những món chay

Những món chay được chế biến đa dạng từ các loại nấm, rau củ quả khác nhau không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tăng cảm giác ngon miệng, làm mới khẩu vị của bạn.
Súp đậu
Nguyên liệu:
- Đậu ngự: 100g
- Đậu đỏ: 50g
- Cà rốt: 2 củ
- Nấm đùi gà: 30g cái
- 1 củ khoai tây, 3 lít nước dùng rau củ, muối, bột năng, lá Oregano, dầu điều, dầu mè.
Món súp đậu
Thực hiện:
- Đậu ngâm qua đêm cho mềm, cho vào nồi luộc sơ. Cà rốt, bí đỏ, khoai tây rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái hạt lựu lớn vừa ăn.
- Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn. Làm nóng chảo dầu điều, cho nấm vào xào sơ để có màu đẹp mắt.
- Bắc nồi nước dùng lên bếp, cho đậu vào hầm đến mềm, sau đó lần lượt cho cà rốt, bí đỏ, khoai tây và nấm đùi gà vào hầm thêm khoảng 10 – 15 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Khi rau củ chín mềm, hòa bột năng với chút nước cho vào nồi súp khuấy đều để hỗn hợp súp sánh đặc, tắt bếp.
- Dọn súp đậu ra đĩa, rưới dầu mè lên trên, trang trí lá Oregano. Dùng nóng.
Mách nhỏ: Nếu không mua được nước dùng rau củ bạn có thể tự hầm ở nhà để dùng dần với các loại rau củ như cà rốt, củ cải trắng, củ sắn và su su.
Chả giò chay
Nguyên liệu:
- Bánh tráng bía: 1 xấp
- Cà rốt: 1 củ
- Đậu đũa: 100g
- Sắn: 1 củ
- Táo: 1 trái
- Bắp cải: ½ trái
- ½ trái susu, 1 chai xốt Hoisin, đường, dầu ăn.
Món chả giò chay
Thực hiện:
- Cà rốt, sắn, táo, bắp cải và su su rửa sạch, gọt bỏ vỏ, sau đó thái sợi chỉ. Cho tất cả nguyên liệu vừa thái nhỏ vào tô, trộn đều với xốt Hoisin và nêm nếm chút đường vừa ăn.
- Trải bánh bía ra khay, cho nhân vừa trộn vào giữa rồi gói tròn lại như gói chả giò. Làm lần lượt cho đến hết nguyên liệu.
- Cho dầu ăn vào chảo, để dầu thật nóng, cho chả giò vào chiên vàng đều 2 mặt, vớt ra để ráo.
- Dọn chả giò chay ra đĩa, chấm kèm nước tương, tương ớt, tương cà hoặc xốt mayonnaise tùy ý.
Mách nhỏ: Hãy dùng trứng gà đánh tan để dán méo cuốn bánh bía cho khỏi bung. Khi chiên chả giò nên chiên trên lửa vừa bánh sẽ vàng đều và ít hút dầu.
Pizza nấm
Nguyên liệu:
- Bột mì: 200g
- Men nở: 1 thìa cà phê
- Dầu ô-liu: 1 thìa súp
- Đường: ½ thìa cà phê
- Muối, tương ớt, tương cà
- Nhân bánh: 50g nấm các loại, 5g trái ô-liu, 50g khoai tây, 8g phô mai Mozzarella bào sợi, 2 thìa cà phê bơ.
Xốt kem Oregano: Phi thơm 1 thìa súp lá Oregano băm với dầu ô-liu, cho 20ml kem tươi vào nấu sôi, nêm ít muối, tiêu.
Pizza nấm
Thực hiện:
- Pha men với nước ấm, đổ vào hỗn hợp bột mì cùng với một tí nước lạnh. Nhồi bột chắc tay khoảng 10 phút, khi bột không còn dính tay là được. Để bột 1 giờ cho nở.
- Rắc một chút bột mì lên mặt phẳng sạch, sau đó vo bột thành từng miếng hình tròn, cán bột mỏng hình tròn, dày khoảng 2mm.
- Nhân bánh: Nấm cắt bỏ chân, ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch, thái lát mỏng. Thịt xông khói thái miếng nhỏ. Ô-liu rửa sạch, thái nhỏ. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi dài. Trộn đều phô-mai, bơ, nấm và rau củ với nhau.
- Cho nhân bánh đều trên bột, rưới xốt kem tỏi lên trên. Cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 20 phút cho bánh chín. Lấy bánh ra, rắc thêm phô-mai bột nếu thích. Dùng kèm với tương ớt, tương cà rất ngon.
- Mách nhỏ: Trước khi để nhân bánh lên trên bạn nên dùng nĩa xăm đều trên vỏ bánh, giúp bánh giòn hơn và không bị phồng sau khi nướng. 
Theo Món ngon Việt Nam

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Cá hồi nướng giấy bạc

Cá hồi từ lâu đã là nguồn thực phẩm hấp dẫn bởi vị thơm, mềm cùng nguồn dinh dưỡng đa dạng. Chẳng những vậy.

Nguyên liệu:
- Cá hồi phi lê: 300g
- Hành tây: ½ củ
- Cà chua bi: 100g
- Dầu ô-liu: 2 thìa súp
- Hành lá, húng tây, lá organo, muối, tiêu, đường.
Thực hiện:

- Cá hồi làm sạch vảy, cắt thành miếng vừa ăn, ướp với gia vị và dầu ô-liu, để khoảng 10 phút cho thấm.
- Rau củ rửa sạch. Hành tây bóc vỏ, cắt hạt lựu. Cà chua bi cắt làm tư. Hành lá, húng tây, lá oregano cắt khúc, trộn đều với một chút muối và dầu ô-liu.

Cá hồi nướng giấy bạc
- Trải miếng giấy bạc ra mặt phảng, cho hỗn hợp rau củ lên trên. Đặt miếng cá hồi lên trên, rắc hỗn hợp lá gia vị lên khắp mặt miếng cá, xoắn nhẹ hai đầu của lá nhôm với nhau. Chú ý gói kỹ nhưng không quá chặt để một ít không khí có thể vào bên trong. 
Cá hồi nướng giấy bạc
- Nướng cá trong thời gian 25 phút ở nhiệt độ khoảng 200 độ C, sau đó lấy ra, cho vào hộp. Khi ăn rắc ít muối tiêu lên.

Cá hồi nướng giấy bạc
Mách nhỏ: Nếu thích có thể cho thêm vài lát chanh vào hỗn hợp rau củ để khi nướng dậy mùi thơm hơn.  
Cá hồi nướng giấy bạc
Chúc các bạn thực hiện thành công món cá hồi nướng giấy bạc này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Cơm niêu cá kho tộ thơm ngon khó cưỡng

Món cơm niêu cá kho tộ đậm đà, hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến nồi cơm nhà bạn hết veo.
Nguyên liệu:
- Cơm niêu: 1 thố
- Cá bông lau: 150g
- Nước mắm, đường, tiêu, hạt nêm.
Cơm niêu cá kho tộ thơm ngon khó cưỡng
Món cơm niêu cá kho tộ cực hấp dẫn
Thực hiện:
- Cơm được nấu chín trong niêu đất, sau đó đốt qua lửa than để tạo cơm cháy, giữ ấm.
- Cá bông lau làm sạch, cho vào tộ ướp nước mắm, đường, tiêu và hạt nêm vừa ăn.
- Bắc tộ lên bếp, kho cá trên lửa vừa đến khi chín và nước kho sánh đặc, tắt bếp.
- Dọn niêu đất và tộ cá bông lau kho lên đĩa hoặc rế mấy. Dùng kèm với canh thịt bằm và rau muống xào tỏi rất ngon.
Mách nhỏ: Niêu đất mua về bỏ vào thau ngâm nước lạnh ít nhất 1 giờ rồi rửa cho sạch. 
Chúc các bạn thực hiện thành công món cơm niêu cá kho tộ này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Canh chua nấm ngon miễn chê

Bạn hãy trổ tài làm món canh chua nấm thanh mát để tăng phần hấp dẫn cho thực đơn ngày hè nhé!
Nguyên liệu:
- Tôm càng lớn: 400g
- Nấm sò: 90g
- Nấm rơm: 90g
- 90g nấm đông cô, 90g nấm kim châm, 3 củ hành khô, 2 củ riềng lớn, 5g lá chanh, 10g hẹ, 3 trái ớt sừng, 2 thìa cà phê sả băm, 3 thìa súp đường trắng, 4 thìa súp nước cốt me, 3 thìa súp nước cốt chanh, 1 thìa cà phê muối, ½ thìa súp nước mứm, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa súp dầu ăn.

canh chua nam
Món canh chua nấm 
Thực hiện:
- Tôm càng rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ, chẻ lưng lấy chỉ đen. Các loại nấm rửa sạch, ngâm sơ với nước muối loãng, cắt nhỏ.
- Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn. Riềng rửa sạch, thái lát nhỏ, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, cắt nhỏ. Ớt sừng bỏ hạt, băm nhuyễn.
- Làm nóng dầu ăn, phi thơm hành băm, cho hẹ, nước cốt riềng, sả, lá chanh, đường, ớt vào đun sôi, tiếp đến cho dầu hào, các loại nấm, tôm vào đun nhỏ lửa, nêm gia vị vừa ăn. Sau cùng cho nước cốt me, nước cốt chanh vào đảo đều, tắt bếp.
- Dọn canh ra tô, dùng với cơm hoặc bún.
Mách nhỏ: Có nhiều loại nấm khác nhau, có thể thay đổi để đổi vị. Tùy từng loại nấm mà cho theo thứ tự trước sau để nấm không bị nhũn. Để tạo màu cho món ăn, có thể dùng nước cốt cà chua.  
Chúc bạn thực hiện thành công món canh chua nấm tuyệt ngon này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam